5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thông tin thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thư, bản thảo viết tay, Internet...
Báo cáo công bố trên internet của một số công ty đại chúng, tham khảo một số luận văn, luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ của Trường Đại học Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên, ĐHKT - ĐHQG Hà nội, ĐHKT Quốc dân,….. về QL NNL của một số tác giả trong và ngoài nước.
Số liệu thu thập từ các báo cáo tổng kết SXKD, báo cáo tài chính, báo cáo nhân sự của công ty TNHH một thành viên xăng dầu Yên Bái các năm (2016 - 2018).
2.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Tài liệu sơ cấp là loại tài liệu mà tác giả tự thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải, chưa được công bố. Do số lượng người lao động là 145 người nên tác giả tiến hành điều
tra toàn bộ người lao động làm việc tại công ty TNHH MTV xăng dầu Yên Bái làm dữ liệu nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức để đo lường mức độ đồng ý của các đối tượng nghiên cứu nhằm đánh giá hoạt động quản lý nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV xăng dầu Yên Bái, với giá trị 1 là hoàn toàn không đồng ý và giá trị 5 là hoàn toàn đồng ý.
Xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau: Giá trị khoảng cách = (5−1)
5 = 0.8
Bảng 2. 1. Thang đo Likert và mức đánh giá của thang đo
Thang đo Khoảng đo Mức độ đồng ý Mức đánh giá
1 1,00 - 1,80 Hoàn toàn không đồng ý Rất Nhỏ
2 1,81 - 2,60 Không đồng ý Nhỏ
3 2,61 - 3,40 Đồng ý một phần Bình thường
4 3,41 - 4,20 Đồng ý Lớn
5 4,21 - 5,00 Hoàn toàn đồng ý Rất lớn
(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2019)
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ đồng thuận thông qua các báo cáo về: Thỏa ước lao động, báo cáo SXKD, báo cáo công đoàn, quy chế trả lương và phân phối tiền thưởng... được trình bày trong các kỳ đại hội đại biểu CNVC ở Công ty.
Tác giả tiến hành phỏng vấn người lao động và trưởng bộ phận từ kỹ thuật đến phòng nghiệp vụ về: tình hình quản lý lao động, cách thức đào tạo, quy chế trả lương, thi đua khen thưởng, chính sách tuyển dụng... đã thực sự phù hợp chưa, có cần cải tiến thay đổi gì cho các chính sách này không... Mọi thông tin thu thập được tác giả tổng hợp kết hợp lý luận với thực tiễn phân tích và đánh giá.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Các thông tin sơ cấp và thứ cấp được thu thập và sắp xếp và tổng hợp, phẩn tổ thống kê theo các nội dung nghiên cứu bằng chương trình Microsoft Excel và phần mềm SPSS 20.0.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Phương pháp phân tích thông tin được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt trong chương 3 - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty xăng dầu Yên Bái. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh , điểm yếu của công ty trong công tác quản lý nguồn nhân lưc.
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với
từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.
Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3. Số liệu thống kê về biến động lao động, cơ cấu lao động qua các năm; Số liệu về tuyển dụng lao động, cơ cấu lao động, quỹ lương, thưởng; Các số liệu về kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV xăng dầu Yên Bái, nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung QLNNL của Công ty.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích kết quả, đối chiếu, so sánh mức độ đạt được các mặt về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty TNHH xăng dầu Yên Bái. Sự so sánh được thể hiện theo thời gian và không gian về kết quả đạt được trong quản lý nguồn nhân lực, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, những tồn tại hạn chế trong quản lý nguồn nhân lực.
2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến các bên có liên quan cán bộ quản lý trong công ty, đặc biệt là những người có liên quan đến quản lý nhân sự như giám đốc, trưởng phòng nhân sự và một số cửa hàng trưởng. Trên cơ sở đó tiến hành điều tra thu thập thông tin cho nghiên cứu, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động quản lý nguồn nhân lực cho công ty TNHH MTV Xăng dầu Yên Bái.