5. Kết cấu của luận văn
4.2. Một số giải pháp nâng cao công tácquản lý nguồn nhân lực tại công ty
4.2.1. Hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực
Việc hoạch định kế hoạch NNL trung và dài hạn của doanh nghiệp phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như thế công tác quản lý nguồn nhân lực sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc bố trí và sử dụng nguồn nhân lực không hiệu quả sẽ làm mất đi thời cơ của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, việc thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân lực trong dài hạn là một yêu cầu bức thiết đặt ra đối với Công ty TNHH MTV Xăng dầu Yên Bái. Sau khi phân tích môi trường, phân tích hiện trạng quản trị NNL của Công ty mình, phòng Tổ chức - Hành chính cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích nguồn nhân lực hiện tại một cách có hệ thống để làm căn cứ dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho Công ty trong tương lai cả về số lượng và chất lượng. Cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch từ cấp các đơn vị trực thuộc để đáp ứng yêu cầu công việc, không chỉ đối với riêng các cán bộ lập kế hoạch nguồn nhân lực, mà còn cả các cán bộ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Hoàn thiện công tác phân tích công việc
- Phân tích công việc có ý nghĩa rất lớn trong tạo động lực cho người lao động. Nhờ có phân tích công việc mà người quản lý có thể xác định được kỳ vọng của mình đối với công việc đó. Nhờ có phân tích công việc rõ ràng mà người lao động có thể hiểu được các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của mình trong công việc.
- Khi phân tích công việc cần:
+ Thứ nhất, định nghĩa về công việc một cách hoàn chỉnh và chính xác. + Thứ hai, mô tả các nhiệm vụ, trách nhiệm và tiêu chuẩn hoàn thành công việc.
việc đó của đơn vị, đồng thời xác định các điều kiện cần thiết để hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất.
+Thứ tư, xác định các yêu cầu của công việc mà mỗi người ở vị trí công việc đó phải đáp ứng để thực hiện công việc một cách thành công.
- Sau khi các bước chuẩn bị phân tích, tiến hành phân tích thì phải có kết quả phân tích công việc.
* Phân định trách nhiệm của các cá nhân, phòng ban trong hoạt động phân tích công việc:
- Phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ:
+ Xác định mục đích phân tích công việc, lập kế hoạch và tổ chức điều hành toàn bộ các hệ thống, quá trình liên quan, các bước tiến hành phân tích công việc.
+ Xây dựng và chuẩn bị các văn bản, thủ tục cần thiết
+ Tổ chức,bố trí nhân lực vào hoạt động phân tích công việc.
+ Nhân viên chuyên môn viết các bản mô tả công việc và yêu cầu công việc dưới sự phối hợp của người lao động và cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc.
- Trách nhiệm của người quản lý đơn vị:
+ Cung cấp các thông tin, các điều kiện phối hợp với cán bộ phân tích công việc xây dựng bản mô tả công việc, các bản yêu cầu của công việc.
* Xây dựng và hoàn thiện bản mô tả công việc, yêu cầu của công việc đối với người thực hiện công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Bản mô tả công việc bao gồm các nội dung sau:
+ Phần xác định công việc: Bao gồm các thông tin liên quan tới công việc như: chức danh công việc, mã số công việc, nơi thực hiện công việc, ... Ngoài ra có thể tóm tắt mục đích và chức năng của công việc.
+ Phần tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc: bao gồm các nội dụng các nhiệm vụ, trách nhiệm.
móc trang thiết bị cần sử dụng, thời gian làm việc, các điều kiện về an toàn vệ sinh, các điều kiện khác.
- Bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện: Phải liệt kê đầy đủ các yêu cầu của công việc đối với người thực hiện trên các khía cạnh, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ giáo dục, đào tạo, yêu cầu về sức khỏe, phẩm chất.
Các yêu cầu về chuyên môn đòi hỏi có liên quan rõ ràng tới việc thực hiện công việc và ở mức chấp nhận được, không nên yêu cầu quá cao mà không cần thiết để thực hiện công việc.
- Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc: là một hệ thống các chỉ tiêu thể hiện các yêu cầu về số lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ quy định trong bản mô tả công việc.