5. Kết cấu của luận văn
4.2. Một số giải pháp nâng cao công tácquản lý nguồn nhân lực tại công ty
4.2.4. Giải pháp về Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp gắn liền với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, đề ra các công việc cần, các kỹ năng thiết yếu trong quá trình lao động sản xuất. Chính vì lý do này mà công ty xác định cụ thể nhu cầu đào tạo của mình là gì, số lượng người là bao nhiêu, phụ giúp cho vị trí công việc nào và thời gian đào tạo là bao lâu. Để dễ dàng cho vấn đề này các quản đốc phân xưởng tiến hành phân loại nguồn nhân lực thành các nhóm có trình độ tay nghề và kinh nghiệm làm việc khác nhau để tìm ra nhu cầu đào tạo của họ. Tiếp đến là xác định mục tiêu đào tạo cho từng nhóm, sau cùng là xác định hiệu quả của việc đào tạo. Quá trình đào tạo đã mang lại những hữu ích gì, có nâng cao được trình độ tay nghề hay không…cũng được các nhà quản lý nhân sự của công ty xem xét và đánh giá. Đặc biệt là cán bộ quản lý thì vấn đề đào tạo là rất quan trọng nhằm trang bị cho họ những kiến thức cần thiết trong quá trình quản lý, khả năng xử lý và thích ứng với sự biến đổi của môi trường đang xảy ra thường xuyên. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật cũng cần được đào tạo kỹ càng để cập nhật được công nghệ hiện đại áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh cho công ty.
Ứng với mỗi phương pháp đào tạo thì có những hình thức đào tạo nhất định phù hợp với phương pháp đào tạo đó.Việc lựa chọn hình thức đào tạo rất quan trọng phải thích ứng với đối tượng đào tạo thì nó mới phát huy được hết tác dụng. Các hình thức đào tạo cũng phụ thuộc vào tài chính của công ty, công ty thường lựa chọn các hình thức đào tạo mà chi phí thấp, chỉ trừ một số vị trí đặc biệt cần thiết phải đào tạo công phu như các vị trí quản lý. Còn lại thường dưới hình thức người có kinh nghiệm chỉ dẫn cho người ít kinh nghiệm hoặc là quản đốc phân xưởng giám sát và hướng dẫn cho công nhân. Trong Công ty TNHH MTV Xăng dầu Yên Bái, các hình thức đào tạo được lựa chọn phổ biến là:
- Phương pháp đào tạo tại chỗ, chỉ dẫn trực tiếp ở nơi làm: khi có nhu cầu cần tuyển nhân lực đột xuất thì nhân viên mới phải làm quen với công việc
ngay, do đó cần phải chỉ dẫn trực tiếp và tỷ mỉ. Những nhân viên có kinh nghiệm hơn sẽ trực tiếp giám sát và hướng dẫn cho đội ngũ còn non trẻ về cả chuyên môn lẫn phong cách làm việc và kỉ luật lao động.
- Hình thức luân chuyển công việc: thường được áp dụng cho các vị trí quản lý từ cửa hàng này sang cửa hàng kia và làm nhiều lĩnh vực khác nhau. Quá trình này nâng cao kinh nghiệm và giúp cho các nhà quản lý có cách tư duy tổng hợp để cho ra những sách lược quản lý mới cho toàn công ty. Những nhà quản lý xuất sắc sau một thời gian làm việc thể hiện được khả năng của mình có thể được cân nhắc lên một vị trí cao hơn, điều này đã tạo động lực, sức mạnh rất lớn cho họ. Hình thức luân chuyển công việc được thể hiện qua 3 cách:
+ Cán bộ quản lý được đào tạo đến làm việc tại vị trí quản lý ở một cửa hàng khác nhưng vẫn có chức năng và quyền hạn như cũ. Cách này nhằm hoàn thiện và trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm quản lý tổng hợp cho từng cá nhân.
+ Cán bộ quản lý luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ chuyên môn. + Cán bộ quản lý luân chuyển công việc làm một vị trí mới không thuộc lĩnh vực mà họ đã từng làm.
Nên đưa ra các phương án thuyên chuyển công tác cán bộ đặc biệt đội ngũ cửa hàng trưởng hiện nay. Công ty quản lý 11 huyện, thị trong tỉnh, các cửa hàng nằm rải rác có địa bàn thuận lợi (thành phố, trung tâm huyện) có địa bàn lại vô cùng khó khăn (các xã, nơi tập trung ít dân cư), có những cửa hàng trưởng rất chịu khó, tích cực tìm kiếm thị trường nhưng lương vẫn thấp hơn các cửa hàng khác. Vì vậy, Công ty cần xem xét phương án thuyên chuyển đội ngũ cửa hàng trưởng theo nhiệm kỳ từ tuyến thành phố về huyện hay từ huyện chuyển ra thành phố.
Rõ ràng hình thức này nâng cao tính năng động cho người lao động từ cấp thấp đến cấp cao, giúp họ tự tin hơn trong bất cứ việc gì được giao, hiểu
biết toàn diện công việc của công ty, khắc phục được tình trạng làm bộ phận nào biết bộ phận đó. Áp dụng hình thức đào tạo này trong thời gian qua đã mang lại những ảnh hưởng tích cực trong phong cách làm việc và nâng cao hiệu quả lao động về năng suất và chất lượng.
* Sử dụng hợp lý nhân lực sau đào tạo:
- Việc sử dụng có hiệu quả nhân lực sau đào tạo sẽ làm cho mức độ hài lòng đối với công việc của người lao động tăng lên vì điều đó giúp họ phát huy được các khả năng, tiềm năng của mình,có điều kiện áp dụng kiến thức vào thực tế.
- Công ty cần phải có kế hoạch bố trí, sử dụng nhân lực sau các khóa học đào tạo. Công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tế, trao dần quyền tự chủ trong công việc cho người lao động đã được đào tạo giải quyết công việc. Người quản lý cần giao cho người lao động những nhiệm vụ có tính thách thức phù hợp với trình độ mới để kích thích người lao động nỗ lực, sáng tạo.