5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh thu - Chi phí
- Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Chi phí
Chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo năm tài chính.
* Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu LĐ theo tính chất công việc
- Tỷ lệ lao động gián tiếp = Số lao động gián tiếp/ Tổng số lao động - Tỷ lệ lao động trực tiếp = Số lao động trực tiếp/ Tổng số lao động Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động theo tính chất công việc cho biết tỷ lệ lao động gián tiếp và lao động trực tiếp của công ty, cùng với hình thức kinh doanh của công ty cho biết mức độ phù hợp theo tính chất công việc.
* Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu LĐ theo giới tính
- Tỷ lệ lao động nam = Số lao động nam/ Tổng số lao động - Tỷ lệ lao động nữ = Số lao động nữ/ Tổng số lao động
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động theo giới tính cho biết tỷ lệ lao động nam và lao động nữ của công ty, thể hiện sự phù hợp của giới tính với loại hình kinh doanh.
* Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu LĐ theo độ tuổi
- Tỷ lệ lao động <30 tuổi = Số lao động dưới 30 tuổi/ Tổng số lao động - Tỷ lệ lao động 30-45 tuổi = Số lao động từ 30 - 45 tuổi/ Tổng số lao động
- Tỷ lệ lao động 45-60 tuổi = Số lao động từ 45-60 tuổi/ Tổng số lao động - Tỷ lệ lao động >60 tuổi = Số lao động trên 60 tuổi/ Tổng số lao động Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động theo độ tuổi cho biết tỷ lệ lao động theo các độ tuổi của công ty.
* Chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn của lao động
- Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ trên đại học = Số lao động trình độ trên đại học/ Tổng số lao động
- Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ đại học = Số lao động trình độ đại học / Tổng số lao động
- Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng = Số lao động trình độ cao đẳng/ Tổng số lao động
- Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ trung cấp = Số lao động trình độ trung cấp / Tổng số lao động
- Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng nghề = Số lao động trình độ cao đẳng nghề/ Tổng số lao động
- Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ trung cấp nghề = Số lao động trình độ trung cấp nghề /Tổng số lao động
Chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn cho biết trình độ chuyên môn của người lao động trong công ty
* Chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động được đào tạo
- Tỷ lệ lao động đi đào tạo = Số lao động được tham gia đào tạo/ Tổng số lao động
- Tỷ lệ lao động chưa được đi đào tạo = Số lao động chưa được đi đào tạo/ Tổng số lao động
Chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động được đi đào tạo cho biết số lượng lao động được tham gia đào tạo và chưa được tham gia đào tạo trong công ty
* Chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động của lao động trong công ty
- Số lượng lao động tuyển mới - Số lượng lao động bị sa thải - Số lượng lao động tự bỏ việc
Chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động của lao động cho biết sự tăng. Giảm lao động của công ty trong các năm, thể hiện số lượng lao động được tuyển mới, bỏ việc và bị sa thải theo thời gian.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XĂNG DẦU YÊN BÁI 3.1. Khái quát chung về công ty TNHH Một thành viên xăng dầu Yên Bái
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên xăng dầu Yên Bái - Tên giao dịch: PETROLIMEX YEN BAI
- Địa chỉ: Tổ 10, Phường Yên Ninh, Thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái - Đại diện pháp luật: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày cấp giấy phép: 19/07/2010 - Ngày hoạt động: 02/05/1994 - Mã số thuế: 5200127147
Từ một kho xăng dầu thuộc Ty thương nghiệp Yên Bái (1957 - 1960) đến Cửa hàng xăng dầu, đến Chi cục xăng dầu, Công ty vật tư Yên Bái, Công ty vật tư tổng hợp Hoàng Liên Sơn, Công ty vật tư tổng hợp Yên Bái, và nay là Công ty xăng dầu Yên Bái trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Bộ Công thương). Sau mỗi lần đổi tên là một lần Công ty được giao nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. 1957- 1960 lo xăng dầu để xây dựng quốc phòng và một phần cho phát triển kinh tế của Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và Lai Châu 1966 - 1971 có nhiệm vụ bảo quản, dự trữ, cung cấp xăng dầu cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam. Xác định Yên Bái là địa bàn chiến lược, cung cấp vật tư, xăng dầu cho các tỉnh biên giới Tây Bắc cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc các tỉnh biên giới. Trung ương và Bộ Vật tư trước đây đã tập trung chỉ đạo, hàng năm trước mùa mưa đã có những chiến dịch vận chuyển xăng dầu, sắt thép, thiết bị phụ tùng lên Yên Bái. Năm 1979 khi chiến tranh biên giới xảy ra, CBCNV Công ty vật tư Yên Bái đã không sợ hy sinh, gian khổ, phục vụ kịp thời vật tư cho chiến
đấu. Chính hiệu quả đó tạo ra vị thế để Công ty phát triển thành Công ty vật tư tổng hợp Hoàng Liên Sơn. Năm 1985, dưới sự lãnh đạo của BCH Trung ương Đảng đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lúc này nguồn vật tư trở nên khó khăn, khan hiếm, CBCNV Công ty một mặt lo tiếp nhận hết, tiếp nhận nhanh đồng thời lo tạo nguồn thêm ngoài kế hoạch để xây dựng, phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của Hoàng Liên Sơn.
Trong những năm qua, Công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản lượng bán ra, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cho sản xuất, phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và dân sinh trên địa bàn. Mặc dù giá xăng dầu thế giới liên tục biến động bất thường, nhưng Công ty vẫn đáp ứng đầy đủ nguồn xăng dầu cung cấp cho thị trường, tăng cường quản lý, tiết giảm chi phí nhất là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao như vận tải, hao hụt, thuê đất...Các hoạt động SXKD ngoài xăng dầu phát triển tốt.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV xăng dầu Yên Bái được thể hiện ở sơ đồ 3.1:
Sơ đồ 3.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH MTV xăng dầu Yên Bái
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty)
BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kinh Doanh Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Kế Toán - Tài chính Phòng Quản lý Kỹ thuật
30 cửa hàng xăng dầu 2 cửa hàng Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp
Cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối đơn giản và dễ hiểu. Mô hình tổ chức này hiện nay là phù hợp với quy mô của Công ty. Tạo được hiệu quả tác nghiệp cao so tính chất công việc có sự lặp đi lặp lại, đơn giản các khâu trong công việc. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban, do quyền lực phối hợp chủ yếu nằm trong tay Giám đốc. Dẫn đến sự hạn chế việc phát triển khả năng quản lý của các bộ phận quản lý trực tiếp. Các phòng ban và những nhiệm vụ các phòng ban trong công ty như sau:
* Ban giám đốc: ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp công ty và chỉ đạo trực tiếp về hoạt động kinh doanh cũng như sổ sách kế toán.
* Phòng Kinh doanh:
- Có nhiệm vụ thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Hàng tuần trên cơ sở nhu cầu khách hàng lập kế hoạch tiêu thụ cung cấp cho phòng Quản lý kỹ thuật để có kế hoạch sản xuất.
- Quản lý điều hành các xe vận tải hàng của công ty.
- Phối hợp các phòng Kế toán – tài chính để soạn thảo các hợp đồng bán hàng trình giám đốc ký.
* Phòng Kế toán - Tài chính
- Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định của công ty về công tác kế toán, quyết toán và các hoạt động liên quan đến tài chính.
- Trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác kế toán, quyết toán, kiểm toán, quản lý tài sản, vốn, công nợ, khấu hao tài sản.
- Soạn thảo các HĐKT và làm việc với các đối tác cung cấp nguyên liệu, phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Tổng hợp bảng công, lập lương để thanh toán cho CBCNV.
- Theo dõi phối hợp lập các định mức liên quan đến nguyên nhiên liệu, tiền lương, tiền công.
- Giám sát việc bán hàng của phòng kinh doanh, theo dõi công nợ và thúc đẩy thu hồi công nợ.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán không đúng quy định của công ty và pháp luật.
* Phòng Tổ chức - Hành chính
- Quản lý hồ sơ liên quan đến cán bộ, công nhân viên.
- Chủ động lưu giữ các hồ sơ cá nhân trong công ty và làm các chế độ cho cán bộ, công nhân viên như BHXH, BHYT…và các chế độ liên quan khác.
- Trưởng phòng là trưởng ban an toàn lao động của công ty, thường xuyên chăm lo công tác an toàn lao động, hàng năm lập kế hoạch BHLĐ, khám sức khỏe cho các bộ công nhân viên, giám sát, hướng dẫn công tác an toàn lao động cho tất cả cán bộ công nhân viên.
- Tuyển chọn lao động, lập các hợp đồng lao động, theo dõi hợp đồng lao động công ty.
* Phòng Quản lý kỹ thuật:
- Chịu trách nhiệm tổ chức điều hành quản lý kỹ thuật trong công ty, đảm bảo hoạt động được an toàn, hiệu quả.
- Quản lý thiết bị của công ty, đảm bảo các thiết bị luôn luôn sẵn sàng hoạt động phục vụ kinh doanh, có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng kịp thời máy móc thiết bị.
- Theo dõi, đôn đốc trong quá trình hoạt động kinh doanh, tổng hợp sản lượng, tổng hợp công cuối tháng để làm lương cho nhân viên.
- Các cửa hàng: bao gồm cửa hàng trưởng, kế toán viên, nhân viên bán hàng và bảo vệ. Có nhiệm vụ chính là bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ.
3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2016-2018
Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV xăng dầu Yên Bái đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tập đoàn Xăng dầu giao. Công ty luôn đảm bảo tình hình tài chính ổn định để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đảm bảo cung cấp đầy đủ xăng dầu cho các ngành khác hoạt động sản xuất trong tỉnh.
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV xăng dầu Yên Bái
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018
I Tổng sản phẩm quy đổi 197.864 236.232 279.191
1 Tổng doanh thu 948.906 1.087.659 1.116.406
2 Kinh doanh xăng dầu
Trong đó: Doanh thu bán lẻ 933.995 1.064.494 1.008.942
3 Kinh doanh khác và dịch vụ 14.911 23.165 22
II Lãi gộp
1 Kinh doanh xăng dầu 40.907 44.476 45.932
2 Kinh doanh khác và dịch vụ 1.976 3.263 3.524 III Chi phí kinh doanh xăng dầu 36.528 40.307 36.664
- Chi phí bán buôn 950 745 496.755
- Chi phí bán đại lý 8.157 7.492 4.967 - Chi phí bán lẻ 27.421 32.069 31.201 2 Kinh doanh khác và dịch vụ 1.593 2.812 2.898 IV Lợi nhuận trước thuế
1 Kinh doanh XD 92 301 302 - LN bán buôn trực tiếp 617 528 600 - LN bán đại lý 709 42 58 - LN bán lẻ -1.234 -184 -105 2 Kinh doanh khác và DV 382 451 552 V Công nợ 5.044 6.805 7.542 VI Nộp ngân sách NN 40.402 43.201 46.231
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy: Doanh thu của Công ty tăng lên tương đối ổn định qua các năm. Cụ thể: Năm 2017 doanh thu tăng 138,752,577 đồng tương ứng tăng 11,5% so với năm 2016. Lợi nhuận
kinh doanh năm 2017 tăng là do Công ty áp dụng cơ chế kinh doanh mới đối với mặt hàng dầu mỡ nhờn. Đối với kinh doanh Gas, với mục tiêu mở rộng thị trường để gia tăng sản lượng xuất bán, Công ty đã sử dụng nhiều chính sách ưu đãi cho cả người mua hàng và người bán hàng như: Giảm giá bán, tăng chi phí bán hàng, đầu tư hệ thống dàn bình… Do đó, sản lượng xuất bán Gas năm 2018 có sự tăng trưởng tương đối cao so với năm 2017.
3.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực của công ty TNHH Một thành viên xăng dầu Yên Bái
3.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty TNHH Một thành viên xăng dầu Yên Bái dầu Yên Bái
Theo bảng số liệu ta thấy như sau: tổng số lao động cả công ty năm 2016 là 151 người, năm 2017 là 150 người, năm 2018 là 145 người. Trong đó, năm 2017 giảm 1 người so với 2016, năm 2018 giảm 5 người so với 2017.
3.2.1.1. Tình hình lao động của công ty phân theo giới tính
Số lượng nhân viên là nam trong năm 2016 là 96 người chiếm 63,58% trong tổng số số lượng công nhân viên của toàn công ty, số lượng nữ là 55 người, chiếm 36,42% trong tổng số số lượng công nhân viên của toàn công ty. Đến năm 2017 số lượng công nhân nam giảm xuống là 93 người, chiếm 62% số nhân viên, như vậy số người lao động là nam giảm xuống 3,13% so với năm 2016. Trong khi đó số lao động nữ là 57 người chiếm 38% trong tổng số người lao động, số lao động nữ năm 2017 tăng lên 3,51% so với năm 2016. Tuy nhiên năm 2018 số lượng lao động nam giảm xuống 88 người, tương ứng giảm 5,38% so với năm trước đó. Lao động nữ không có sự biến động trong năm 2018. Số lượng lao động nam chiếm đa số và có xu hướng giảm dần qua các năm, trong khi nữ giới có xu hướng ổn định hơn so với lao động nam.
3.2.1.2. Tình hình lao động của công ty theo tính chất công việc
SXKD tạora sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định. Số lao động trực tiếp năm 2016 là 128 người, chiếm 84,77% trong tổng số lao động, đến năm 2017 số lượng lao độ trực tiếp giảm xuống 123 người. Năm 2018 số lượng lao động trực tiếp tiếp tục giảm với số lượng 114 người, chiếm 78,62% trong tổng số lao động, giảm 7,32% so với năm 2017.
Lao động gián tiếp: Gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Năm 2016 số lao động gián tiếp là 23 người, chiếm 15,23% trong tổng số lao động. Năm 2017 có sự tăng lên 27 người, tức tăng 4 người, chiếm 18% trong tổng số lao động. Năm 2018 số lượng lao động gián tiếp tiếp tục tăng lên 31 người, chiếm 21,38% trong tổng số lao động. Từ đây, ta thấy công ty có sự đầu tư về lao động gián tiếp, lao động gián tiếp qua các năm tăng theo xu hướng ngày một nhiều hơn cũng cho thấy hoạt động kinh doanh ở thị trường hiện nay rất cạnh tranh.
3.2.1.3. Tình hình lao động phân theo trình độ học vấn
Trong năm 2016 số lao động chủ yếu là lao động có trình độ trung cấp với 84 người chiếm 55,63% trong tổng số lao động của năm 2016, thứ hai là số lao động có trình độ sơ cấp nghề với 27 người, chiếm 17,88%. Người lao động