Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CC cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CC cấp xã

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CC cấp xã

1.1.4.1. Các nhân tố khách quan - Thể chế, pháp luật:

Chế độ chính sách bao gồm chế chế tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với CC. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì chế độ, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ CC. Thực tế cho thấy khi thu nhập của con người không tương xứng với công sức của họ bỏ ra hoặc khơng có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng ngồi tiền lương đối với CC hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì họ dễ sinh ra chán nản, thiếu

trách nhiệm với cơng việc, thậm chí có khi cịn là ngun nhân dẫn đến các tệ nạn như tham nhũng, hối lộ. Vì vậy nếu chế độ tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng CC.

- Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:

“Trong nền kinh tế thị trường, khi kinh tế - xã hội càng ngày càng

phát triển thì yêu cầu đối với đội ngũ CC nói chung và đội ngũ CC cấp xã nói riêng lại càng cao. Người CC phải thường xuyên trau dồi, học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, hiệu quả cơng việc. Nếu như trước đây, CC và đặc biệt là CC cấp xã chỉ cần hiểu biết về chuyên môn, phạm vi công việc hạn hẹp (trọng địa bàn xã, huyện) thì ngày nay họ cần tích cực cập nhật các kiến thức mới trong mọi lĩnh vực đời sống (kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong nước và quốc tế)”.

- Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo

“Giáo dục có vai trị vơ cùng quan trọng và thúc đẩy sự phát triển

nguồn nhân lực. Trong bối cảnh thời đại và đất nước hiện nay, để tồn tại và phát triển, con người phải học tập suốt đời, xã hội phải là một xã hội học tập. Giáo dục phải thoả mãn những nhu cầu học tập khác nhau của các đối tượng khác nhau, do đó phải tiến hành đa dạng hố trong giáo dục từ loại hình đến nội dung, phương thức giáo dục và đa dạng hoá phải được thực hiện trên cơ sở chuẩn hoá. Thực hiện xã hội hoá giáo dục là giải pháp cơ bản để xây dựng xã hội học tập. Trong bối cảnh thế giới hiện nay hội nhập quốc tế về giáo dục không chỉ là xu thế và đòi hỏi khách quan mà còn là động lực quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục phải đào tạo những đội ngũ CC vừa có những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc vừa có năng lực, bản lĩnh để thích ứng với mọi biến đổi đa dạng và nhanh chóng của thị trường. Thế hệ trẻ do nhà trường đào tạo phải có đầy đủ ý thức trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, phải năng động, sáng

tạo, trung thực, phải tích cực học tập và học tập suốt đời; có ý chí vươn lên mạnh mẽ, có khả năng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, vừa góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân” (Lê Quang Thạch, 2013)

- Thị trường lao động bên ngoài

“Điều kiện về thị trường lao động bên ngồi có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác tuyển dụng CC. Thị trường lao động được thể hiện qua cung và cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việc tuyển dụng CC là thuận lợi và ngược lại. Khi đó, khơng chỉ tuyển được đủ số lượng CC theo chỉ tiêu mà cơ hội tuyển được những ứng viên tiềm năng là rất lớn. Mặt khác, khi nói đến thị trường lao động không thể khơng nói đến chất lượng lao động cung ứng, nếu chất lượng lao động trên thị trường là cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tuyển dụng. Như vậy, xét về cả quy mô và chất lượng của cung cầu lao động trên thị trường lao động đều đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tuyển dụng CC” (Lê Quang Thạch, 2013)

1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan

- Quan điểm lãnh đạo về phát triển nguồn nhân lực:

“Người lãnh đạo có vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả công tác chỉ đạo, kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực trong đơn vị”.

“Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được những giá trị mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp thì sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng tổ chức vững mạnh. Ngược lại, nếu không nhận ra được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức mình, khơng tạo ra được những lợi ích để thu hút, giữ chân nhân tài, đồng nghĩa với việc tổ

chức đó khơng thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại tổ chức mình” (Lê Quang Thạch, 2013)

- Nhận thức của đội ngũ CC:

“Đây là yếu tố cơ bản và quyết định nhất tới chất lượng của mỗi đội ngũ CC nói riêng và đội ngũ CC cấp xã nói chung, bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việ làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu người CC nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi cơng vụ thì họ sẽ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Ngược lại, khi người CC còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, họ sẽ thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và nâng cao tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến việc mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương; phai nhạt lý tưởng, tha hóa về đạo đức, lối sống. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân, làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với nhà nước” (Lê Quang Thạch, 2013)

- Thái độ lao động của đội ngũ CC:

“Thái độ lao động của CC là tất cả những hành vi biểu hiện của CC trong q trình thực thi nhiệm vụ được giao. Nó có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hồn thành cơng việc của CC. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, cả khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là: Kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó với đơn vị, cường độ lao động” (Lê Quang Thạch, 2013)

- Trình độ văn hóa, trình độ chun mơn kỹ thuật của đội ngũ CC:

“Trình độ văn hóa tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. CC có trình độ văn hóa cao sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những văn bản của nhà nước vào công việc, đồng thời trong quá trình làm việc họ khơng những vận dụng chính xác mà cịn linh hoạt và sáng tạo để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. Trình độ văn hóa và chun mơn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện cơng việc nhanh mà cịn góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc” (Lê Quang Thạch, 2013)

- Tình trạng sức khỏe của đội ngũ CC:

“Trạng thái sức khỏe có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khỏe khơng tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong q trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, chất lượng tham mưu khơng cao.

- Kinh phí của đơn vị cho đào tạo đội ngũ CC:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhu cầu thiết yếu đối vớ icác tổ

chức nói chung và cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy nói riêng. Tuy nhiên, mọi hoạt động và quyết định nhân sự phải dựa vào tình hình kinh phí thực tế của đơn vị.Khơng thể địi hỏi tổ chức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khi chi phí quá lớn so với khả năng chi trả của tổ chức. Trong trường hợp, tổ chức có nguồn kinh phí dồi dào thì có thể xây dựng một chế độ đãi ngộ vượt trội so với tổ chức khác nhằm thu hút nhân tài và có những hoạt động đào tạo phù hợp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”.

- Quy chế hoạt động của UBND cấp xã:

“Quy chế làm việc bao gồm các quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác. Đối với việc nâng cao chất lượng CC cấp xã thì việc ban hành Quy chế làm việc của UBND xã có ảnh hưởng tương đối lớn. Quy chế làm việc giúp tạo nên và

duy trì trật tự, kỷ cương trong thực thi cơng việc; giúp hạn chế tiêu cực, lãng phí, tăng hiệu quả làm việc; tạo thái độ tích cực chủ động trong công việc; tạo cơ sở cho sự phối hợp, sự đồng thuận, thống nhất giữa các cá nhân, các ban ngành; là công cụ tạo ra lề lối làm việc khoa học, hợp lý, phù hợp; là công cụ của việc đánh giá thực hiện công việc” (Lê Quang Thạch, 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)