Bài học kinh nghiệm đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 49)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC

cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

trong nước trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CC, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là, Nhà nước cân ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật để thống nhất việc xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ CC nói chung, đội ngũ CC các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh nói riêng, tạo những quy định là căn cứ cho việc tuyển chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CC.

Hai là, đội ngũ CC các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh phải là những người được đào tạo cơ bản trong các trong các trường đại học và được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục sau khi tuyển dụng. Được rèn luyện qua các cương vị cân thiết trong thực tế và có đây đủ những yếu đố phẩm chất đạo đức cơ bản của một đội ngũ CC nhà nước.

Ba là, các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh cần xây dựng các tiêu chuẩn các chức danh cụ thể cho từng loại công việc của đội ngũ CC. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá công việc của đội ngũ CC và là chuẩn mức để đội ngũ CC phấn đấu rèn luyện.

Bốn là, thực hiện tốt việc tuyển chọn đội ngũ CC thông qua thi tuyển công khai, nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội cạnh tranh nhằm tuyển chọn được những người thực sự có tài, khuyến khích mọi người không ngừng học tập vươn lên. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để tuyển chọn được đội ngũ CC chất lượng.

Năm là, chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ CC, quan tâm đến chế độ tiền lương, hưu trí và BHXH và các chế độ khác.

Sáu là, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CC, bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy khả năng làm việc, tạo điều kiện cho đội ngũ CC phát huy sở trường của mình.

Bảy là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với CC; kiểm tra, đánh giá đội ngũ CC hằng năm một cách nghiệm túc nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng; thuyên chuyển, thôi chức

đối với những người không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm; làm cho đội ngũ CC tự nhìn nhận, đánh giá bản thân, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:

Thực trạng chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao?

Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC ccấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả gì? Các vấn đề còn hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên?

Giải pháp trong thời gian tới nhằm khắc phục những hạn chế trong nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế ở các xã tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài là nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được công bố chính thức ở các cấp, các ngành:

- Đề tài thu thập tài liệu, số liệu về lộ trình đào tạo; thực trạng những cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã;...được lấy từ “Quy hoạch phát triển nhân lực huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2030”; Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy biên chế của khối cơ quan thuộc UBND huyện Đồng Hỷ;

- Các văn kiện, chỉ thị, Quyết định của Huyện ủy huyện Đồng Hỷ

-Các thông tin, số liệu về các giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CC tại UBND huyện Đồng Hỷ...được thu thập từ Quyết định số 2704/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên đến 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập thông tin thứ cấp là các bài báo cáo tổng kết, sơ kết của huyện, các văn kiện, chỉ thị Quyết định của Huyện ủy, các văn bản về nội quy, quy chế của Văn phòng HĐND&UBND huyện, các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện và báo cáo của các xã, thị trấn trực thuộc huyện. Đồng thời kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Điều tra, khảo sát CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ về vấn đề chất lượng đội ngũ và nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã. Cụ thể như sau:

- Mục đích điều tra: điều tra, khảo sát nhằm mục đích đánh giá các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Đối tượng điều tra khảo sát: CC cấp xã của 15 xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ.

- Mẫu điều tra khảo sát: Tính đến thời điểm 31/12/2018, huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính (13 xã, 2 thị trấn). Tác giả tiến hành điều tra cả 15 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ.

Quy mô mẫu:

thuộc phạm vi đối tượng nghiên cứu trong luận văn là 324 người. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức của Felly David (2005) như sau:

n = ) 1 ( ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p    = ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( ) 05 . 0 ( 305 ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( 305 2 2 2    =176 Trong đó:

n = Quy mô mẫu mong muốn N = Tổng thể mẫu

Z = Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05 Tiêu chí chọn mẫu:

+ Đội ngũ CC làm việc: chọn ngẫu nhiên các CC có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên.

+ Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho 176 CC của 15 xã đã được lựa chọn.

Tổng số phiếu phát ra: là 176 phiếu. Tống số phiếu thu về là 176 phiếu; 0 phiếu không hợp lệ và 176 phiếu hợp lệ được dùng để phân tích.

- Nội dung phiếu điều tra

+ Thông tin chung: Họ và tên, giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, số năm công tác.

+ Thực trạng việc áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ: Công tác quy hoạch, tuyển dụng; Lập kế hoạch về công tác quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ CC cấp xã; Sử dụng đội ngũ CC cấp xã, phần công công việc; công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật.

+ Chất lượng đội ngũ CC cấp xã : Phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ; năng lực lãnh đạo, quản lý; kỹ năng nghề nghiệp; kết quả thực thi công

- Phương pháp điều tra

+ Phương pháp quan sát thực tế:

Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua những quan sát trực quan về cách thức và quá trình làm viêc của đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu. Gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề được quan tâm, đó là những hoạt động hàng ngày của đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên như thế nào, trình độ tổ chức quản lý của đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thế nào, những vấn đề gì liên quan đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là mục tiêu quan sát.

Bước 2: Thực hiện quan sát

Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu và phân tích. + Điều tra thông qua bảng hỏi:

Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi được thiết kế để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Thang đo nghiên cứu:

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém

2 1,81 đến 2,6 Kém

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

* Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thực trạng chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

“Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau”.

“Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

- Tỷ lệ đội ngũ công chức cấp xã không qua đào tạo.

- Tỷ lệ đội ngũ công chức cấp xã được đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

- Tỷ lệ đội ngũ công chức cấp xã được đào tạo trên đại họ”c.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016 đến năm 2018. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên: Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng đội ngũ CC

* Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn:

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ chuyên môn (bằng cấp) mà đội ngũ CC cấp xã được đào tạo về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ được giao hay không, có đủ kiến thức, khả năng để lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực được giao hay không. Khi đánh giá về trình độ chuyên môn của đội ngũ CC cấp xã người ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ đội ngũ CC cấp xã không qua đào tạo.

- Tỷ lệ đội ngũ CC cấp xã được đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

- Tỷ lệ đội ngũ CC cấp xã được đào tạo trên đại học.

Các chỉ tiêu đánh giá tổng thể về trình độ chuyên môn thông dụng là:

Thứ nhất: Tỷ lệ đội ngũ CC cấp xã qua đào tạo so với lực lượng CC đang làm việc. Chỉ tiêu này thường dùng để đánh giá kết quả về trình độ chuyên môn của CC trong các cơ quan, đơn vị.

Thứ hai: Tỷ lệ đội ngũ CC cấp xã theo cấp bậc đào tạo được tính toán cho các cơ quan, đơn vị để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân lực của UBND huyện Đồng Hỷ ở từng giai đoạn phát triển.

Phương pháp tính là % số CC có trình độ chuyên môn theo bậc đào tạo so với tổng số CC đang làm việc.

Khi đánh giá chất lượng CC Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ về trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị tác giả luận văn cũng sử dụng phương pháp đánh giá như phương pháp đánh giá trình độ chuyên môn.

* Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước

- Lý luận chính trí

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CC cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ được đào tạo, xem có nắm vững về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân hay không.

- Quản lý nhà nước

Là chỉ tiêu phản ảnh về trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ CC cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ xem có nắm vững về quản lý hành chính nhà nước hay không, có được đào tạo hay không. Đôi khi, chỉ tiêu này cũng được lượng hóa bằng tỷ lệ CC được đào tạo về chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước.

* Chỉ tiêu về phẩm chất đạo đức, tư tưởng

Là chỉ tiêu phản ánh về phẩm chất, đạo đức, tính cách của CC xem có tinh thần yêu nước, tận tuỵ phục vụ nhân dân hay không; có kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)