Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 44)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của một số địa phương trong nước phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình

“Quỳnh Phụ xác định ln coi trọng và thường xuyên đổi mới công tác cán bộ; những đổi mới căn bản được cấp trên và nhân dân đánh giá cao như: UBND huyện thực hiện công khai, minh bạch, khách quan, từ thông báo tuyển dụng viên chức, quá trình tổ chức thi tuyển bảo đảm nguyên tắc dân chủ, đúng luật đến cơng khai người trúng tuyển ở các vị trí cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng văn phịng điện tử liên thơng. Quan trọng hơn nữa là từ thái độ đến trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, CC, viên chức trong toàn huyện được nâng lên rõ rệt. Thước đo chính là hiệu quả giải quyết cơng việc, sự hài lòng của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân khi đến giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện xuống xã.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Quỳnh Phụ cịn coi trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, CC, viên chức. Năm 2014, huyện đã cử 120 cán bộ, CC đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; gần 190 cán bộ, CC cấp xã đi học lớp chuyên viên, tin học nâng cao; 67 đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch HÐND, UBND các xã, thị trấn đi bồi dưỡng kiến thức quản lý, điều hành cơng việc; 10 đồng chí được cử đi tập huấn cơng tác tôn giáo…”

“Do chú trọng và làm tốt công tác cán bộ nên chất lượng giải quyết công việc chun mơn được nâng cao. Năm 2014, các đồng chí lãnh đạo từ huyện xuống xã chỉ đạo, điều hành cơng việc thơng suốt, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy được thế mạnh của địa phương, đưa Quỳnh Phụ trở thành đơn vị dẫn đầu tồn tỉnh về phát triển kinh tế nơng nghiệp; có 5 xã đạt chuẩn nơng thôn mới; giáo dục - đào tạo đã vươn lên vị trí thứ ba tồn tỉnh…. Ðến nay, 100% cán bộ, CC tại các xã của huyện sử dụng mạng văn phịng điện tử liên thơng để trao đổi thơng tin, góp phần giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, tăng tính chun nghiệp, hiện đại trong giải quyết cơng việc, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Ðặc biệt, đội ngũ cán bộ, CC cấp xã, nhất là cán bộ bộ phận một cửa - những người thường xuyên tiếp xúc, trực tiếp giải quyết và giải quyết nhiều nhất thủ tục hành chính cho nhân dân ln tận tâm và hết mình với cơng việc. Việc niêm yết cơng khai các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa để mọi người đến làm thủ tục hành chính tra cứu thơng tin, đồng thời giám sát quá trình thực thi cơng vụ của cán bộ được thực hiện nghiêm túc” (Trần Thị Quỳnh, 2015)

1.2.1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC cấp xã tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên cũng được áp dung các tiêu chuẩn sau để nâng cao chất lượng CC cấp xã:

- “Chuẩn hóa các chức danh và xác định cơ cấu của đội ngũ CC cấp xã: + Xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn, từng chức danh CC là để làm căn cứ xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ.

+ Có xác định tiêu chuẩn cán bộ đúng mới có thể đánh giá, lựa chọn CC đưa vào quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ trong quy hoạch.

+ Không xây dựng được tiêu chuẩn CC cụ thể, hoặc xây dựng tiêu chuẩn CC khơng đúng sẽ khơng có cơ sở để tiến hành tốt các khâu trong cơng tác quy hoạch, do đó khơng thể tạo ra được đội ngũ CC tốt, phù hợp với yêu

cầu nhiệm vụ của cấp xã.”

-“ Đổi mới chính sách sử dụng CC, đặc biệt là CC sau đào tạo:

Trong chính sách sử dụng CC cấp xã chú ý đúng tiêu chuẩn, bố trí đúng người, đúng việc. Cần có chính sách đồn kết tập hợp cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài. Ngồi ra, đảng bộ Chính quyền các cấphuyện Điện Biên Đơng tỉnh Điện Biên cần điều chỉnh và hồn thiện chính sách nhằm thu hút nhân tài làm việc ở xã.”

- “Đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng CC:

+ Tỉnh và huyện đầu tư kinh phí để chi cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng những người trong diện quy hoạch cho các chức danh của cấp xã đi học các lớp tập trung trung học chuyên nghiệp, cao đảng, đại học và các lớp trung cấp chính trị, trung cấp hành chính tại Trường Chính trị tỉnh.

+ Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quản lý chuyên ngành cho các chức danh CC cấp xã.

+ Chú trọng bồi dưỡng kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa.

+ Bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo... Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nói trên là rất tồn diện, phù hợp với tính chất hoạt động của CC cấp xã”.

- “Đổi mới công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng

Muốn đủ cán bộ có chất lượng để chủ động đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thì vấn đề cơ bản phải có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu trước mắt và lâu dài, kế hoạch thực hiện trong 5 năm, 10 năm, 20 năm. Đây là trung tâm của tồn bộ cơng tác cán bộ. Làm tốt công tác quy

hoạch cán bộ sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu xây dựng đội ngũ CBCC đồng bộ, có chất lượng”.

- “Đổi mới việc đánh giá đội ngũ CC

Đánh giá cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CC, đánh giá đúng mới có chính sách "đãi ngộ" phù hợp. Nó khơng chỉ quyết định cho việc bố trí, sử dụng CC đúng hay sai, mà cịn ảnh hưởng đến tâm tư CC, dư luận tốt, xấu và sự đoàn kết nội bộ. Vì thế, đánh giá CC là một cơng việc tế nhị, nhậy cảm và phức tạp. Những nội dung nói trên được đánh giá theo định kỳ hàng tháng, hàng năm; đảm nhiệm chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ; đánh giá CC trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, luân chuyển công tác, xét khen thưởng, kỷ luật” (Vũ Thị Diệp, 2012).

1.2.1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Bảo Hà tỉnh Lào Cai

“Đổi mới công tác tuyển dụng CC: huyện Bảo Hà tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày Q3/9/2Q14 quy định về tuyển dụng CC trên địa bàn. Theo đó, căn cứ vào vị trí việc làm chưa có người đảm nhiệm, các cơ quan tiến hành xây dựng kế hoạch, nhu câu, vị trí việc làm cân tuyển, gửi Sở Nội vụ tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau đó, Hội đồng thi tuyển tổ chức thi đúng ngun tắc cơng khai, minh bạch và mang tính cạnh tranh. Căn cứ nguyên tắc và cách tính điểm trong theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Hội đồng thi thơng báo kết quả, trình UBND tỉnh phê chuẩn kết quả trúng tuyển theo quy định. Căn cứ kết quả trúng tuyển được UBND tỉnh phê duyệt, các cơ quan tiến hành tuyển dụng CC theo chỉ tiêu của từng vị trí việc làm. Tỉ lệ người trúng tuyển tại huyện Bảo Hà tỉnh Lào Cai vào CC trình độ ngày càng được nâng cao; đồng thời thực hiện chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số, người có cơng, người tài vào trong bộ máy nhà nước...nhằm giải quyết sắp xếp bố trí việc làm đối với người trong tỉnh, thực hiện chính sách

an sinh xã hội, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao tham gia vào cơ quan hành chính nhà nước’ (UBND huyện Bảo Hà, Lào Cai).

“Đổi mới công tác đánh giá CC: Ngày 21/8/2015, huyện Bảo Hà tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc đánh giá CC huyện Bảo Hà tỉnh Lào Cai ban hành kèm theo Quyết định số 62/012/QD-UBND. Theo đó, các nội dung, tiêu chí đánh giá, phân loại được định lượng một cách rõ nét, giúp cho người đứng đầu dễ dàng so sánh kết quả thực hiện nhiệm vụ giữa các CC; thông qua việc đánh giá đã chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, những việc làm được chưa làm được, đồng thời có cơ sở để đối chiếu xem xét việc phát huy hoặc khắc phục của CC. Việc triển khai thực hiện quy định về đánh giá CC đã làm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của đội ngũ CC đặc biệt là đối với đội ngũ CC lãnh đạo; khắc phục được tình trạng đánh giá qua loa chiếu lệ, cào bằng theo lối mịn cũ; góp phần khuyến khích động viên CC có động cơ làm việc, chấp hành quy định của Nhà nước và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. UBND huyện Bảo Hà đang chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đánh giá CC, đánh giá CC xây dựng phần mềm đánh giá để quản lý, theo dõi chặt chẽ hơn đối với công tác đánh giá CC” (UBND huyện Bảo Hà, Lào Cai).

“Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CC hằng năm: Công tác đào tạo, bồi dưỡng trang bị những kiến thức, kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, thái độ thực hiện cơng việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người CC, viên chức.

Xây dựng và triển khai các quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý: Nhằm mục đích hướng tới chuẩn hố đội ngũ CC; bao gồm một hệ thống những tiêu chí về phẩm chất, năng lực CC và cơ cấu của đội ngũ CC đảm bảo cho đội ngũ này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 70/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 quy định tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo quản lý cấp trưởng, phó

phịng, ban, chi cục và tương đưởng trở xuống trực thuộc sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai. Theo đó, huyện Bảo Hà trên cơ sở quy hoạch CC lãnh đạo, quản lý đã được phê duyệt, các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển để đảm bảo tiêu chuẩn khi được xem xét và làm quy trình đề bạt, bổ nhiệm. Đây là cơ sở để áp dụng thực hiện việc thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo cấp phịng. Theo đó đã bổ sung tiêu chí quan trọng về trình độ đào tạo đối với lãnh đạo cấp phịng là phải có chứng nhận bồi dưỡng chức danh lãnh đạo cấp phòng do cơ quan co thâm quyê n câp” (UBND huyện Bảo Hà, Lào Cai).

“Chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng: UBND huyện Bảo Hà đã ban hành quy định về chính sách thu hút người có tài năng vào bộ máy hành chính tại Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 quy định về thu hút và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực huyện Bảo Hà” (UBND huyện Bảo Hà, Lào Cai).

“Thực hiện nâng cao chế độ làm việc, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động cơng vụ để duy trì trật tự kỷ cương và phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ: Chủ tịch UBND huyện Bảo Hà đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 06/4/2015 về việc tăng cường công tác quản lý CC, viên chức và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; đồng thời thường xuyên kiểm tra các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện nội dung trên”

“Về thực hiện chính sách tinh giản biên chế: UBND huyện Bảo Hà tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 25/6/2015 để triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số108/2014/NĐ- CP của Chính phủ” (Trần Kim Thanh, 2015)

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

trong nước trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CC, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là, Nhà nước cân ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật

để thống nhất việc xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ CC nói chung, đội ngũ CC các cơ quan chun mơn trực thuộc UBND tỉnh nói riêng, tạo những quy định là căn cứ cho việc tuyển chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CC.

Hai là, đội ngũ CC các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh

phải là những người được đào tạo cơ bản trong các trong các trường đại học và được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục sau khi tuyển dụng. Được rèn luyện qua các cương vị cân thiết trong thực tế và có đây đủ những yếu đố phẩm chất đạo đức cơ bản của một đội ngũ CC nhà nước.

Ba là, các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh cần xây dựng

các tiêu chuẩn các chức danh cụ thể cho từng loại công việc của đội ngũ CC. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá công việc của đội ngũ CC và là chuẩn mức để đội ngũ CC phấn đấu rèn luyện.

Bốn là, thực hiện tốt việc tuyển chọn đội ngũ CC thông qua thi tuyển

công khai, nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội cạnh tranh nhằm tuyển chọn được những người thực sự có tài, khuyến khích mọi người khơng ngừng học tập vươn lên. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để tuyển chọn được đội ngũ CC chất lượng.

Năm là, chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ CC, quan tâm đến

chế độ tiền lương, hưu trí và BHXH và các chế độ khác.

Sáu là, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CC, bố trí đúng người, đúng việc

nhằm phát huy khả năng làm việc, tạo điều kiện cho đội ngũ CC phát huy sở trường của mình.

Bảy là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm

minh đối với CC; kiểm tra, đánh giá đội ngũ CC hằng năm một cách nghiệm túc nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng; thuyên chuyển, thôi chức

đối với những người không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm; làm cho đội ngũ CC tự nhìn nhận, đánh giá bản thân, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:

Thực trạng chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao?

Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC ccấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả gì? Các vấn đề còn hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên?

Giải pháp trong thời gian tới nhằm khắc phục những hạn chế trong nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế ở các xã tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)