Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 58)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế ở các xã tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài là nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun được cơng bố chính thức ở các cấp, các ngành:

- Đề tài thu thập tài liệu, số liệu về lộ trình đào tạo; thực trạng những cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã;...được lấy từ “Quy hoạch phát triển nhân lực huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2030”; Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy biên chế của khối cơ quan thuộc UBND huyện Đồng Hỷ;

- Các văn kiện, chỉ thị, Quyết định của Huyện ủy huyện Đồng Hỷ

- Các thông tin, số liệu về các giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CC tại UBND huyện Đồng Hỷ...được thu thập từ Quyết định số 2704/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên đến 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập thông tin thứ cấp là các bài báo cáo tổng kết, sơ kết của huyện, các văn kiện, chỉ thị Quyết định của Huyện ủy, các văn bản về nội quy, quy chế của Văn phòng HĐND&UBND huyện, các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện và báo cáo của các xã, thị trấn trực thuộc huyện. Đồng thời kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Điều tra, khảo sát CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ về vấn đề chất lượng

đội ngũ và nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã. Cụ thể như sau:

- Mục đích điều tra: điều tra, khảo sát nhằm mục đích đánh giá các yêu

tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Đối tượng điều tra khảo sát: CC cấp xã của 15 xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ.

- Mẫu điều tra khảo sát: Tính đến thời điểm 31/12/2018, huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính (13 xã, 2 thị trấn). Tác giả tiến hành điều tra cả 15 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ.

Quy mô mẫu:

thuộc phạm vi đối tượng nghiên cứu trong luận văn là 324 người. Vì vậy, quy mơ mẫu sẽ được tính theo cơng thức của Felly David (2005) như sau:

n = ) 1 ( ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p    = ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( ) 05 . 0 ( 305 ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( 305 2 2 2    =176 Trong đó:

n = Quy mô mẫu mong muốn N = Tổng thể mẫu

Z = Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05 Tiêu chí chọn mẫu:

+ Đội ngũ CC làm việc: chọn ngẫu nhiên các CC có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên.

+ Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho 176 CC của 15 xã đã được lựa chọn.

Tổng số phiếu phát ra: là 176 phiếu. Tống số phiếu thu về là 176 phiếu; 0 phiếu không hợp lệ và 176 phiếu hợp lệ được dùng để phân tích.

- Nội dung phiếu điều tra

+ Thông tin chung: Họ và tên, giới tính, tuổi, trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ, số năm cơng tác.

+ Thực trạng việc áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ: Công tác quy hoạch, tuyển dụng; Lập kế hoạch về công tác quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ CC cấp xã; Sử dụng đội ngũ CC cấp xã, phần công công việc; công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật.

+ Chất lượng đội ngũ CC cấp xã : Phẩm chất chính trị, đạo đức cơng vụ; năng lực lãnh đạo, quản lý; kỹ năng nghề nghiệp; kết quả thực thi công

- Phương pháp điều tra

+ Phương pháp quan sát thực tế:

Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua những quan sát trực quan về cách thức và quá trình làm viêc của đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu. Gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề được quan tâm, đó là những hoạt động hàng

ngày của đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên như thế nào, trình độ tổ chức quản lý của đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thế nào, những vấn đề gì liên quan đến cơng tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là mục tiêu quan sát.

Bước 2: Thực hiện quan sát

Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu và phân tích.

+ Điều tra thông qua bảng hỏi:

Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi được thiết kế để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Thang đo nghiên cứu:

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém

2 1,81 đến 2,6 Kém

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)