Kiến nghị với UBND huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 125 - 132)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Kiến nghị với UBND huyện Đồng Hỷ

Tăng cường việc hướng dẫn của UBND huyện đối với hoạt động của HĐND xã, thị trấn khi không tổ chức HĐND huyện; thực hiện tốt chế độ giao ban định kỳ giữa các lãnh đạo UBND huyện với Thường trực HĐND xã, thị trấn trước và sau mỗi kỳ họp HĐND xã, thị trấn.

Bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc của UBND xã, thị trấn theo quy chế; quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của UBND, Chủ tịch UBND, các thành viên UBND trong thực hiện nhiệm vụ. Quy định chức trách, nhiệm vụ cụ thể đối với chức danh CC có từ 02 người trở lên đảm nhiệm.

Hàng năm có đánh giá, xét duyệt, biểu dương đối với Chủ tịch UBND xã, thị trấn, các đội ngũ CC cấp xã có thành tích xuất sắc; danh hiệu chính quyền cơ sở “trong sạch, vững mạnh”.

Thực hiện việc giao ban định kỳ (theo tháng hoặc theo quý) giữa cơ quan cấp huyện và đội ngũ CC cấp xã để nhận xét, đánh giá, hướng dẫn kịp thời công tác chuyên môn; đồng thời chia sẻ và giúp đỡ giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các xã.

KẾT LUẬN

Đội ngũ CÔNG CHỨC cấp xã là những người có quan hệ trực tiếp, gắn bó mật thiết với người dân, là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với người dân để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa phương. Việc không ngừng củng cố, chăm lo xây dựng đội ngũ CÔNG CHỨC cấp xã là nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Trong thành tích chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ trong công cuộc đổi mới cùng với đất nước, có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ CÔNG CHỨC cấp xã. Trong thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ CÔNG CHỨC trong đó có đội ngũ CÔNG CHỨC cấp xã.

Được sự đồng ý của UBND huyện Đồng Hỷ và trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, tác giả thưc hiện luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” và thu được các kết quả sau:

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công chức và chất lượng đội ngũ công chức cấp xã.

- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016-2018, từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế đối với chất lượng đội ngũ công chức cấp xã.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trong thời gian tới, cần giải quyết nhiều vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản. Trong đó, đặc biệt lưu tâm đến các giải pháp: Hoàn thiện công tác tuyển dụng, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe, hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện chính sách tiền lương, tăng cường kỷ luật lao động, thúc đẩy việc tạo động lực lao động, hoàn thiện công tác phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc.

Với tiềm năng con người và tài nguyên hiện tại của huyện nếu đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã được đào tạo, bố trí sử dụng, đánh giá và đãi ngộ tốt sẽ đem lại hiệu quả KT-XH cao, góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH huyện phát triển hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Kiều Ân, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phượng Dương (2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản thống kê.

2. Nguyễn Thị Cành (2004), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

3. Vũ Đình Bách (1998), Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

4. Nguyễn Kim Diện (2007), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế.

5. Ngô Đình Cao (1998), Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Quốc hội 2008, Luật công chức.

9. Phạm Khắc Nhưỡng (2009), Luật công chức và các quy định mới nhất đối với công chức áp dụng trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cấp xã, phường, thị trấn, Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

10. Đinh Văn Mậu (2007), Tài liệu bồi dưỡng công chức chính quyền cấp xã về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Kerry Gleeson (2003), Tổ chức công việc theo khoa học, Nhà xuất bản thanh niên, TP Hồ Chí Minh.

12. Hoàng Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê, Đại học kinh tế Huế.

13. Nguyễn Hữu Hải (2010), Tiêu chí đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công tại các cơ quan hành chính nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước tháng 3/2010.

14. Chính phủ 2011, Nghị định 112/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn.

15. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Học viện hành chính quốc gia (2002), Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Học viện hành chính quốc gia (2005), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ.

18. Võ Văn Huy, Võ Thị Lan, Hoàng Trọng (1997), Ứng dụng SPSS For Windows để xử lý và phân tích dữ kiện nghiên cứu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Tp Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản thống kê, TP Hồ Chí Minh.

21. Lê Quang Thạch (2013), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn các xã, thị trấn huyện Dadrrakrông, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.

22. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, Báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước năm 2016, 2017,2018.

23. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ (2015), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ thời kỳ đến năm 2020.

24. Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ (2016-2018), Niên giám thống kê.

25. Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

26. Website: http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn – Viện từ điển học và bách khoa toàn thư Việt Nam- Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Phụ lục

PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC XÃ I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Giới tính 2. Tuổi

3. Trình độ học vấn

II . PHẦN KHẢO SÁT Ý KIÊN

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý

3. Bình thường 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Câu hỏi MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

1 2 3 4 5

Công tác tuyển dụng Đội ngũ công chức cấp xã

Đảm bảo đúng quy trình Thông báo công khai, rộng rãi Đảm bảo các chính sách ưu tiên

Công tác bố trí, phân công công tác

Phù hợp với chuyên ngành đào tạo Luân chuyển điều động phù hợp

Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Nội dung chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu Đội ngũ công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng

Thời gian mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng thích hợp

Câu hỏi MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 5

Đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng Khen thưởng, kỷ luật đảm bảo qui trình

Chế độ, chính sách

Tuân thủ đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Chế độ thai sản, ốm đau kịp thời

Các hoạt động văn nghệ, thể thao, du lịch rất hấp dẫn

Điều kiện làm việc

Thời gian làm việc hợp lý Cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi Khối lượng công việc phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 125 - 132)