Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số Doanh nghiệp Nhà nước trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại chi nhánh xăng dầu bắc kạn – công ty xăng dầu bắc thái (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số Doanh nghiệp Nhà nước trong nước

nước

1.2.1.1. Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên

Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên thành lập ngày 11.01.1997, trên cơ sở tách Chi nhánh Xăng dầu Hải Hưng, thành lập Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên và Chi nhánh Xăng dầu Hải Dương.

Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu và quản lý gần 30km đường ống dẫn xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và 03 xã thuộc huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên tập trung vào trực tiếp xuất bán kinh doanh các loại xăng dầu phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và các vùng lân cận.

Theo < https://b12.petrolimex.com.vn/nd/xang-dau-hung-yen > :

“Tổng số cửa hàng xăng dầu của Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên hiện nay là 27 và 02 cửa hàng kinh doanh gas - dầu mỡ nhờn với quy mô, trang thiết bị hiện đại. Trong những năm qua, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã đầu tư thay thế toàn bộ các thế hệ cột bơm Tiệp bằng cột bơm điện tử Nhật Bản, trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy tại chỗ như bể nước, bể cát, xô, xẻng, chăn chiên, bình bột, bình khí đảm bảo đủ cơ sở theo quy định, lắp đặt hệ thống công nghệ nhập - xuất xăng dầu kín,

lắp đặt hệ thống thu hồi hơi xăng dầu, cải tạo sửa chữa hệ thống thu gom và bể lắng gạn dầu, trang bị thùng chứa chất thải nguy hại và định kỳ tổ chức vận chuyển, xử lý theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất thải nguy hại.

Thực hiện quy định của pháp luật, cũng là giữ vững chữ “tín” trong kinh doanh, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác quản lý đo lường, quản lý chất lượng hàng hoá. Với hệ thống cột bơm điện tử Nhật có độ tin cậy cao về đo lường, song vẫn duy trì chế độ kiểm tra thường xuyên sai số của cột bơm nhằm phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời đảm bảo quyền lợi của khách hàng, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc giao nhận và lưu mẫu hàng hoá. Các dụng cụ kiểm tra như bình chuẩn, bộ ca đong, thước đo, nhiệt kế, tỷ trọng kế được trang bị đầy đủ để các cửa hàng tự kiểm tra, kiểm soát số lượng, chất lượng hàng hoá trong từng ca bán hàng.

Một mặt, đơn vị chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trang bị hệ thống máy tính kết nối từ văn phòng đến các cửa hàng, và kết nối với Công ty, Tập đoàn, ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại theo như phần mềm quản trị nguồn nhân lực - SAP, chương trình quản lý cửa hàng xăng dầu - POSM, phần mềm quản lý nguồn lực Petrolimex - PHR. Mặt khác, Chi nhánh áp dụng và triển khai thực hiện có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2010”.

Tại địa bàn, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên luôn là đơn vị đi đầu trong quản lý số lượng, chất lượng sản phẩm trong kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. Sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước năm sau luôn tăng trưởng cao hơn năm trước; Với những thành tích đã đạt được, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2009) và nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Đối với công tác quản lý tài chính, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã xây dựng được các quy định, quy chế cụ thể về chính sách trong lĩnh vực tài chính kế toán, ban hành quy chế về quản lý tài chính, quy chế về các phần hành kế toán tài chính như: nguồn vốn, các loại quỹ kể cả quỹ đầu tư phát triển công nghệ, công nợ,

chi phí hành chính trong và ngoài nước, các quy chế về tài sản, trang thiết bị văn phòngquy chế về quản lý vốn, quy chế về quản lý công nợ, quy định về công tác hành chính, chi phí hành chính trong và ngoài nước, quy định về sử dụng tài sản, trang thiết bị văn phòng...

Đồng thời, trên cơ sở chiến lược phát triển kinh doanh đã đặt ra, đơn vụ đã lập các kế hoạch và thực hiện kiểm soát kế hoạch ngân sách của mình, trong đó quan trọng là kế hoạch về nguồn vốn, kế hoạch tài chính và dòng tiền tương ứng. Đơn vị sử dụng đồng bộ hệ thống ERP trong công tác lập kế hoạch và dự báo tài chính tổng thể cùng với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và các công ty thành

Ban lãnh đạo đơn vị đã xác định 10 chủ đề trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng trên nền tảng sử dụng vốn hiệu quả của Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên: Quản lý chi phí vốn; Danh mục đầu tư tối ưu; Triển vọng kinh doanh; Các dự án trọng điểm; Cắt giảm chi phí; Vốn lưu động; Các mục tiêu về dòng tiền; Xác định giá bán và Phát triển thị trường.

Về hàng tồn kho, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã xây dựng các hệ thống phân phối theo định mức, kiểm soát được trị số tồn kho và trị số này đang giảm theo kế hoạch qua từng năm. Về phần công nợ, đơn vị đã ban hành các định mức về công nợ phải thu đặc biệt với hàng tự kinh doanh, liên tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công nợ, hạn chế bán định mức vượt công nợ, giảm thiểu rủi ro về tài chính.

1.2.1.2. Công ty Xăng dầu B12

Nhìn chung, công tác quản lý tài chính tại Công ty xăng dầu B12 về cơ bản đã đạt được yêu cầu là “phiên dịch” các số liệu từ báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định có cơ sở thông tin. Các báo cáo phân tích về cơ bản đã đạt được các yêu cầu cần thiết nhất như tính có thể hiểu, phù hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh.

Theo <https://b12.petrolimex.com.vn>:

“Hằng năm, các báo cáo tài chính của Công ty đều lập đúng thời hạn của Bộ Tài chính để có thể trình duyệt Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để Công ty lập báo cáo quyết toán tài chính giúp cho quá trình quản lý cũng như quá trình phân tích được thuận lợi. Hơn nữa, với đội ngũ nhân viên kế toán dày dạn kinh

nghiệm, luôn trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu để việc lập báo cáo tài chính nhanh và chính xác. Việc Công ty cập nhật số liệu trên mạng vi tính đã giúp giảm nhẹ rất nhiều trong quá trình xử lý dữ liệu, nhất là khi quá trình kinh doanh của Công ty đòi hỏi phải luôn cần cập nhật phục vụ nhanh chóng cho việc ra quyết định.

Dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, ngay từ đầu năm Công ty đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt công tác điều động, có phương án bơm chuyển hàng hoá hợp lý đồng thời đa dạng hoá các phương thức bán hàng, tăng cường giữ vững thị trường, thực hiện tiết kiệm chi phí góp phần tăng lợi nhuận. Ngoài ra, Công ty còn chỉ đạo thực hiện cơ chế khoán chi phí với các khoản chi có thể khoán được, nhất là lượng hao hụt xăng dầu.

Quản lý và sử dụng vốn của công ty là khá hiệu quả thể hiện lợi nhuận của các năm đếu đạt ở mức cao. Có được kết quả như vậy chính là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của Công ty tạo được niềm tin đối với bạn hàng và sự giao phó của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Quản lý công nợ cũng từng bước được quan tâm đúng mức, tích cực thu hồi công nợ cũ, không có nợ khó đòi phát sinh, luôn tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ cho kinh doanh. Nhờ sự cố gắng của Công ty trong công tác kinh doanh, công ty luôn đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt (với các công ty trực thuộc cũng như các công ty nhập khẩu khác) và có lợi nhuận đạt mức tương đối cao”.

Nói chung, công tác quản lý tài chính của Công ty có các mặt mạnh sau : Thứ nhất, nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua ba năm 2016, 2017, 2018 đều tăng. Nếu xét về mục tiêu tăng trưởng thì đây là kết quả tốt bởi quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng không ngừng. Hiện nay, sự gia tăng nguồn vốn là một trong những điều kiện tiên quyết và thuận lợi giúp công ty có thể đứng vững trên thị trường đồng thời tận dụng được các thời cơ trong kinh doanh.

Thứ hai, kết cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty có đặc điểm tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn công nợ phải trả. Chính vì điều này mà khả năng tài trợ đối với các hoạt động của công ty mới được đảm bảo, công ty cũng luôn quan tâm và

Thứ ba xét về khả năng thanh toán của Công ty có nhiều thuận lợi bởi vì đặc điểm riêng của ngành xăng dầu, tất cả nguồn hàng nhập vào được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam bảo trợ về vốn, được phép thanh toán chậm với Tập đoàn. Ngoài ra, Công ty còn có thể huy động từ các nguồn khác như vay ngân hàng, thanh toán chậm tiền hàng và trả lãi sau cho Tập đoàn. Do đó, việc huy động vốn đối với Công ty là tương đối dễ dàng, có khả năng đáp ứng các khoản nợ tới hạn tốt.

Thứ tư, sức sinh lời, sức sản xuất của TSCĐ của Công ty đạt ở mức khá cao cho thấy hiệu quả kinh doanh tiến triển tốt. Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu tuy còn chưa ổn định theo tính toán nhưng có thể nói hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu là khả quan nhờ vậy mà thu nhập của người lao động những năm qua không ngừng tăng lên.

Thứ năm, công tác phân tích tài chính được chú trọng. Kết quả từ công tác phân tích tài chính giúp các lãnh đạo Công ty dự báo và lập kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo.

Công tác quản lý tài chính của Công ty đạt được kết quả đó là do: Công tác phân tích tài chính của Công ty đã được các nhà quản trị công ty quan tâm. Về mặt chi phí cho công tác phân tích tài chính tuy Công ty chưa tính toán cụ thể nhưng nhìn chung là không cao. Thông tin phân tích trung thực, sử dụng hai phương pháp phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Hai phương pháp này đã phát huy được hiệu quả bởi nó khá đơn giản, dễ áp dụng, giúp nhà phân tích tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả nhất định. Nội dung phân tích khá đầy đủ và đã thể hiện được bức tranh tình hình tài chính của công ty, các chỉ tiêu tài chính cơ bản như doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Các tỷ số mà Công ty lựa chọn phân tích như nhóm tỷ số khả năng thanh toán, nhóm tỷ số khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ số khả năng sinh lời đều được phân tích cụ thể.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn

Như vậy, có thể thấy rằng, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong công tác hoạch định tài chính và là vấn đề cốt yếu cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Việc tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán trưởng và nhà quản trị tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và chiến lược tài chính cụ thể hơn, phù hợp hơn với thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn cần phân tích và đánh giá những vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính của Chi nhánh hiện nay có tương xứng với quy mô và tiềm năng phát triển của Chi nhánh trong tương lai.

Đánh giá về công tác lập kế hoạch tài chính của Chi nhánh.

Đánh giá về công tác quản lý TSCĐ, vốn cố định, tài sản dài hạn, vốn dài hạn. Đánh giá về công tác quản lý TSLĐ, vốn lưu động, tài sản ngắn hạn, vốn ngắn hạn.

Đánh giá về công tác quản lý nợ phải trả của Chi nhánh.

Đánh giá về công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của Chi nhánh. Đánh giá về kết quả hoạt động quản lý tài chính của Chi nhánh.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn:

- Công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn đã được thực hiện như thế nào? Có những thuận lợi, tồn tại và khó khăn gì?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn?

- Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Số liệu và thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, kế toán, báo cáo tổng kết tình hình hoạt động, các bảng thống kê số liệu của các phòng, ban trong Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn.

Các bài luận văn, giáo trình về quản lý tài chính để tìm hiểu thêm thông tin về tình hình công tác quản lý tài chính tại Doanh nghiệp Nhà nước.

Các số liệu tổng quan được thu thập từ các sách báo, mạng Internet, tạp chí chuyên ngành liên quan.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin:

Phương pháp chọn lọc: Sử dụng để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu. Số liệu và thông tin thu thập được qua sự hỗ trợ của máy tính được sắp xếp, chọn lọc các số liệu cần thiết, loại bỏ những số liệu và thông tin không cần thiết dể tổng hợp thành các số liệu hợp lý, đảm bảo yêu cầu cơ sở khoa học theo các chỉ tiêu phân tích, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là phương pháp thống kê. Sử dụng phần mềm Exel để tính toán và xử lý các số liệu thu thập được.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp mở đầu cho các phân tích thống kê nói chung và phân tích kinh tế xã hội nói riêng. Có thể nói phương pháp này được sử dụng để khai phá số liệu, tổng hợp số liệu và mô tả những đặc trưng cơ bản của nội dung cần nghiên cứu, sau đó phát hiện ra những đặc điểm quan trọng khác của nội dung cần nghiên cứu và mối quan hệ cũng như ảnh hưởng qua lại giữa nội dung nghiên cứu với các yếu tố xung quanh hoặc các quan hệ phát sinh trong chính nội tại của chúng.

Trong luận văn, tác giả đã dựa vào các số liệu thống kê thu thập được về thực trạng tình hình tài chính và công tác quản lý tài chính Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn để tiến hành thực hiện phương pháp thống kê mô tả các chỉ tiêu tài chính được nghiên cứu, thể hiện trên các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị. Từ kết quả của các bảng biểu để phân tích tình hình tài chính, các đặc trưng của công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh và đưa ra những nhận định, đánh giá về các nội dung nghiên cứu này.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được dùng chủ yếu, rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của phương pháp này là làm rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại chi nhánh xăng dầu bắc kạn – công ty xăng dầu bắc thái (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)