Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại chi nhánh xăng dầu bắc kạn – công ty xăng dầu bắc thái (Trang 106 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Chi nhánh

Để có thể nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của mình, Chi nhánh cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Chi nhánh phải xây dựng được chiến lược tài chính tổng thể và rà soát lại từng đầu mục của chiến lược tài chính sau mỗi giai đoạn để đảm bảo điều chỉnh kip thời khi cần thiết. Muốn như vậy, đầu tiên Chi nhánh phải xác lập tốc độ tăng trưởng mong muốn mà Chi nhánh có thể đạt đươc. Sau đó, Chi nhánh tiến hành dự toán số lượng vốn cần thiết để trang bị các khoản tồn kho, vật tư thiết bị, nhà xưởng và chi phí nhân lực cần thiết để đạt được tốc độ tăng doanh thu, dự tính được chính xác và kịp thời nhu cầu vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài trong trường hợp ngân quỹ từ lợi nhuận phân chia không đủ đáp ứng. Trong trường hợp lợi nhuận làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dự báo của Chi nhánh, người quản lý tài chính phải đề xuất nhu cầu lên Công ty và Tập đoàn để giải quyết… Có thời điểm, việc giảm tốc độ tăng trưởng để mức lợi nhuận làm ra có thể theo kịp nhu cầu tăng trưởng và mở rộng cũng là một phương án đúng đắn. Trong thực tế, việc đề xuất và giải quyết nhu cầu vốn đòi hỏi nhiều thời gian, công sức nên yêu cầu đặt ra là nhà quản lý phải dự báo chính xác và kịp thời nhu cầu vốn để tránh làm gián đoạn công việc kinh doanh.

Thứ hai, Chi nhánh cần quan tâm và thiết lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn. Bởi vì các kế hoạch này cũng quan trọng không kém vì để đạt tới kế hoạch tài chính dài hạn, nhà quản lý tài chính phải định vị ra và hoàn thành được từng kế hoạch tài chính ngắn hạn. Các doanh nghiệp nhỏ cũng không được loại trừ. Đối với những doanh nghiệp này thì nhà quản lý tài chính cũng phải lập kế hoạch tài chính trong ngắn hạn. Chi nhánh nên sử dụng các công cụ thường dùng trong lập kế hoạch ngắn hạn là một số bảng dự tính tài chính cho tháng, quý, năm tiếp theo như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, …

Thứ ba, Chi nhánh cần đánh giá sự phù hợp giữa các chiến lược và kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn bằng cách đánh giá kết quả thực hiện nó. Hiệu quả công tác quản lý tài chính đòi hỏi Chi nhánh phải hoàn thành các kế hoạch này ít nhất ở mức độ tốt như dự tính. Mọi sự thay đổi trên thực tế so với kế hoạch dự tính là những nội dung được tất cả các bên liên quan tới Chi nhánh luôn yêu cầu phải được giải trình rõ ràng, cụ thể và xác đáng. Chi nhánh nên sử dụng phương pháp phổ biến nhất và cũng là phương pháp khá đơn giản để đánh giá tình hình tài chính

mà quản lý tài chính sử dụng là đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính được tính toán dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Muốn vậy, Chi nhánh phải nghiên cứu và thực hiện tốt các nội dung sau: Thứ nhất, Chi nhánh không nên đưa ra những kế hoạch quá sức. Việc đưa ra những kế hoạch kinh doanh và kế hoạch ngân quỹ mang tính thực tế và phù hợp với thực tế của Chi nhánh sẽ luôn đảm bảo cho Chi nhánh vừa thu được lợi nhuận vừa phát triển bền vững trong thời gian dài.

Thứ hai, Chi nhánh dự tính phải căn cứ trên những nhu cầu ngân sách trước mắt. Trong mọi thời kỳ phải chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn cho các kế hoạch kinh doanh, đảm bảo độ an toàn và hiệu quả cho nguồn vốn bỏ ra.

Thứ ba, không quá tự tin và phụ thuộc vào chỉ tiêu doanh số. Trong kinh doanh luôn tồn tại mâu thuẫn giữa việc hoàn tất giao dịch và việc hoàn tất thanh toán. Chi nhánh phải coi trọng hai công việc này như nhau. Tránh chỉ chú tâm tới chỉ tiêu doanh thu mà xem nhẹ vấn đề thanh toán, tránh lâm vào tình trạng đổ vỡ khi không thể thu được những gì đã bỏ ra.

Thứ tư, Chi nhánh cần đẩy mạnh khâu quảng cáo. Chi nhánh hiện nay chỉ tiến hành quảng cáo một cách máy móc theo yêu cầu của Tập đoàn. Phần chi phí quảng cáo này chưa cân xứng với tỷ lệ doanh số trong cùng kỳ hoạt động của mình. Điều này dẫn đến một nghịch lý rằng trong thời gian đầu tung ra mẫu hàng mới cần quảng cáo nhiều nhất thì chi phí quảng cáo lại là thấp nhất. Chi nhánh cần đẩy mạnh khâu truyền thông về vị thế của đơn vị trên thị trường, các mặt hàng, lợi thế kinh doanh của mình.

Thứ năm, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa tới cơ chế quản lý nguồn vốn của mình. Tăng cường quản lý và điều hành nguồn vốn. Các chi phí kinh doanh cần phải được xem xét và bổ sung theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp. Tiến hành việc cắt giảm các chi phí đầu vào chưa hợp lý hoặc còn lãng phí. Chi nhánh cần nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý chi của mình, đảm bảo kế hoạch chi hợp lý và hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu. Cân đối thu chi sao cho tỷ lệ phù hợp với mực tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính cho Chi nhánh.

Thứ sáu, Chi nhánh cần tiến hành hiện đại hóa hệ thống quản lý tài chính, đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính trong nội bộ và tăng tính tự chủ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc của Chi nhánh. Cân đối tỷ lệ chi thu phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại chi nhánh xăng dầu bắc kạn – công ty xăng dầu bắc thái (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)