Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại chi nhánh xăng dầu bắc kạn – công ty xăng dầu bắc thái (Trang 109 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Đối với Nhà nước

Những năm qua, Nhà nước ta cùng với việc mở rộng nền kinh tế thị trường đã ban hành hàng loạt các Nghị định, Thông tư nhằm tạo hành lang pháp lý cho tất cả các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn, do môi trường kinh tế không ngừng thay đổi nên dẫn đến tình trạng nhiều Nghị định, thông tư chưa đi vào hoat động được bao lâu thì đã phải sửa đổi và bổ sung các nội dung khác nhau. Điều này vô hình lại tạo ra sự không ổn định trong môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra nhiều “khe hở” cho các thương nhân “lách” luật. Hơn nữa nhiều đơn vị chưa kịp cập nhật thông tin Nghị định, thông tư, chính sách thì chúng đã được thay đổi, nên vô tình vi phạm luật kinh tế mà không kịp điều chỉnh.

Đối với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam nói chung và Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn nói riêng ở giai đoạn hiện nay, hoạt động kinh doanh cũng đã có được những thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cũng vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập mà chỉ có Nhà

Thứ nhất: Việc Nhà nước cho phép quá nhiều các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong cả nước (hiện có 9 đơn vị) mà trong đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giữ vai trò chủ đạo đã xảy ra nhiều vấn đề bất cập. Trên thực tế, một số các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chỉ tiến hành kinh doanh theo kiểu chụp giật thời cơ (nếu có lợi nhuận thì kinh doanh và ngược lại). Điều này được chứng minh khi giá dầu thế giới tăng cao, giá bán lẻ trên thị trường nội địa nhà nước khống chế giá trần, khi đó chỉ có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tiếp tục kinh doanh xăng dầu chịu lỗ vì nhiệm vụ kinh doanh Nhà nước đã giao. Còn các doanh nghiệp trên lẩn tránh trách nhiệm, tư lợi riêng cho mình nên đã tạm ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn nhất định. Không hề chia sẻ khó khăn trong thời điểm đó cùng Nhà nước, dẫn đến tình trạng khan hiếm và thiếu nhiên liệu cho sản xuất kinh doanh gây thiệt hại nhất định cho các ngành sản xuất. Vì vậy, Nhà nước xem xét đến việc chỉ cần cho phép một số doanh nghiệp có đủ điều kiện (có cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn) tham gia thị trường xăng dầu và các doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm với xã hội (kinh doanh và phục vụ) .

Thứ hai: Nhà nước cần ban hành chỉ thị quy định tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều phải thực hiện chính sách cung ứng xăng dầu cho các tỉnh miền núi, hải đảo như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đang làm. Tránh tình trạng chỉ có Tập đoàn xăng dầu Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp xăng dầu tới những nơi xa xôi, hẻo lảnh, công tác vận chuyển khó khăn, chi phí vận chuyển lớn.

Thứ ba: Nhà nước bằng những chính sách điều chỉnh vĩ mô thực hiện vai trò điều tiết của mình để nhất quán thực hiện các điều kiện, tiền đề để bảo đảm vai trò chủ đạo của của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, việc Nhà nước cần làm là tạo ra các hành lang pháp lý một cách hợp lý để các doanh nghiệp Nhà nước có cơ sở hoạt động và cạnh tranh một cách bình đẳng đem lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp Nhà nước. Đây là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại chi nhánh xăng dầu bắc kạn – công ty xăng dầu bắc thái (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)