5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Hoạch định tài chính
Để các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tài chính chuẩn xác và có cơ sở khoa học thì điều kiện tiền đề cần thiết chính là phải hoạch định tài chính. Khi hoạch định tài chính, nhà quản lý tài chính thực hiện phân tích môi trường, điều kiện của hoạt động tài chính và những cơ hội cần nắm bắt cũng như các vấn đề, rủi ro thể gặp phải.
Tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn, quá trình hoạch định tài chính phần lớn chú trọng tới việc lựa chọn phương án hoạt động cho các thời kỳ kinh doanh tương lai. Khi các lãnh đạo xác định đượng tương đối đầy đủ và chính xác về những xu hướng phát triển trong tương lai của tình hình tài chính thì mới đưa ra các quyết định và chính sách về tài chính. Điều này giúp Chi nhánh tránh và giảm bớt được tổn thất do rủi ro tài chính gây nên, đồng thời nắm bắt được các thời cơ có tính thời
điểm. Từ đó, giúp đơn vị đạt được mục tiêu tài chính theo dự tính. Kế hoach tài chính của Chi nhánh được xây dựng bởi Trưởng phòng Kế toán tài chính Phạm Quang Vinh dưới sự giám sát và phê chuẩn của Giám đốc Nguyễn Văn Nam.
3.3.1.1. Cơ sở xây dựng kế hoạch tài chính
Căn cứ để xây dựng kế hoạch tài chính của Chi nhánh là:
Bảng kế hoạch cho các mục tiêu trong năm của Công ty, Chi nhánh.
Các bảng biểu kết quả phân tích tình hình tài chính hiện tại của Chi nhánh và dự báo môi trường dựa vào số liệu của phòng kế toán, thống kê và tài chính thông qua Báo cáo tài chính.
Các bảng biểu phân tích, so sánh, đánh giá về từng nguồn huy động vốn. (Do phòng kế toán tài chính thực hiện)
Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh từng giai đoạn của Chi nhánh Có sự ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
Sự thay đổi của các thị trường liên quan: thị trường xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas, nước giặt, thị trường tài chính tiền tệ.
Các mục tiêu đầu tư cụ thể trong từng thời kì.
3.3.1.2. Quy trình hoạch định tài chính
Người xây dựng kế hoạch sẽ căn cứ vào các nguồn tài liệu của Công ty, Chi nhánh để đưa ra kế hoạch.
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường. Tiến hành phân tích môi trường bên ngoài Chi nhánh để xác định được những cơ hội và vấn đề đối với Chi nhánh. Tiến hành phân tích môi trường bên trong Chi nhánh để nhìn ra điểm mạnh cũng như hạn chế còn tồn tại của Chi nhánh, từ đó có những giải pháp phát huy các điểm mạnh và khắc phục những hạn chế. Cụ thể là cuối năm 2018, Trưởng phòng Kế toán tài chính đã tiến hành phân tích thực trạng của Chi nhánh (thông qua sự hỗ trợ của các chuyên viên phòng Kế toán tài chính) của những năm trước đó và năm, làm cơ sở cho việc hoạch định tài chính năm 2019.
Bước 2: Xác định mục tiêu quản lý tài chính
Giám đốc cùng với Ban lãnh đạo của Chi nhánh đã hop thống nhất về mục tiêu hoạt động tài chính năm 2019 của Chi nhánh như sau:
Bảng 3.4. Mục tiêu sản lượng năm 2019
STT Chỉ tiêu ĐVT Mục tiêu sản lượng
1 Xăng dầu sáng M3 2.800
2 Dầu mỡ nhờn rời Lít 16.000
3 Dầu mỡ nhờn lon Lon 25.000
4 Gas Tấn 40
5 Nước giặt Chai 500
6 Bảo hiểm Triệu đồng 30
Bảng 3.5. Mục tiêu tài chính năm 2019
STT Chỉ tiêu ĐVT Mục tiêu
1 Doanh thu Tỷ đồng 370
2 Nộp Ngân sách Tỷ đồng 35
3 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 250 4 Thu nhập bình quân Triệu đồng/tháng 7
-Tiếp tục tổ chức theo dõi, phân tích diễn biến giá thép thế giới và trong nước để chủ động xây dựng kế hoạch nhập hàng, bán hàng, đề ra các cơ chế, chính sách bán hàng phù hợp đảm bảo tồn kho hàng hóa là thấp nhất; duy trì các kênh tiêu thụ hiện có; triển khai xây dựng chiến lược kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bước 3: Đưa ra các phương án thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
-Đánh giá đúng tình hình khó khăn ngay từ đầu năm,tăng cường công tác quản trị trên tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển.
-Triển khai đồng bộ các biện pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chỉ đạo kiên quyết, kiểm soát chặt chẽ việc tiết giảm chi phí mua bán vật tư phụ tùng, sửa chữa thiết bị, quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, thực hiện tiết kiệm, giảm các chỉ tiêu tiêu hao, rà soát chi phí chung, chi phí sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, khoán chi phí tiết kiệm bắt buộc, xây dựng định mức tồn kho; kiểm soát chặt chẽ các kho bãi, giá cả chất lượng đầu vào, đầu ra, giảm định mức tồn kho ở mức thấp nhất.
-Chỉ đạo quyết liệt công tác thị trường, tiếp thị, xây dựng chính sách giá, cơ chế phù hợp với từng thời điểm, đặc biệt trong lúc tiêu thụ khó khăn.
-Tổ chức việc kiểm tra, hướng dẫn các chi nhánh thực hiện quy chế quản lý tài chính, mua sắm vật tư thiết bị; tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác bán hàng; đôn đốc thu hồi công nợ, tích cực làm việc với các nhà thầu để giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình quyết toán.
Bước 4: Thể chế hoá kế hoạch tài chính bằng văn bản , phổ biến xuống toàn thể các phòng ban, cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.
Hiện tại chủ yếu công ty tập trung lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn (1 năm tài chính), chưa chú trọng đến kế hoạch tài chính dài hạn. Về kế hoạch dài hạn thì mới chỉ dừng lại ở kế hoạch 15 năm giai đoạn 2010 – 2015, nhưng chưa đi vào chi tiết cho từng chỉ tiêu, từng mục cụ thể.
3.3.1.3. Phương pháp thực hiện lập kế hoạch
Phương pháp thực hiện việc lập kế hoạch: Hiện Chi nhánh áp dụng phương pháp diễn giải để lập kế hoạch tài chính, dựa vào các mục tiêu đề ra của Ban Giám đốc, sau đó Trưởng phòng KTTC sẽ cụ thể hóa thành những ngân sách ở các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu. Nhưng việc lập kế hoạch này dựa vào cảm tính của người lập kế hoạch là chủ yếu và đây cũng chính là một trong những hạn chế của công tác hoạch định tài chính của Chi nhánh.