Đặc điểm, tình hình, kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại chi nhánh xăng dầu bắc kạn – công ty xăng dầu bắc thái (Trang 51 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Đặc điểm, tình hình, kết quả hoạt động

Để tồn tại, phát triển và khẳng định thương hiệu Petrolimex của mình trên thị trường, Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn luôn đặt chữ Tín lên hàng đầu, coi việc phục vụ khách hàng là niềm vinh hạnh lớn nhất của mỗi cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh. Không ngừng tìm mọi cách khắc phục khó khăn, tạo ra các biện pháp thích hợp với đơn vị mình để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình kinh doanh. Với sự linh hoạt nhạy bén, Chi nhánh đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả trên cơ sở tổ chức lao động khoa học hợp lý. Doanh thu hàng năm của Chi nhánh đạt

khoảng gần 400 tỷ, vòng quay vốn lưu động nhanh, linh hoạt, trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tăng cường, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn chuyên kinh doanh các ngành hàng: xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas, các sản phẩm hóa dầu, sơn, nước giặt. Trong đó, xăng dầu là mặt hàng dễ bay hơi, dễ cháy nổ, độc hại và nguy hiểm. Do đó, đòi hỏi trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh phải đề cao tinh thần trách nhiệm, quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt, luôn có ý thức cảnh giác và chủ động phòng ngừa các nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường gây hậu quả nặng nề cho đơn vị và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Phương châm phát triển kinh doanh luôn phải đi đôi với đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, giữ gìn môi trường tự nhiên trong sạch .

3.1.4.1. Địa bàn kinh doanh và tình hình cạnh tranh

Chi nhánh được Tập đoàn giao cho chủ động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Là địa bàn miền núi xa xôi, giao thông còn nhiều khó khăn, vất vả nên cũng đặt Chi nhánh trước những khó khăn nhất định, đặc biệt vấn đề cạnh tranh trên phạm vi địa bàn này. Nhất là sau khi Nhà nước có chính sách xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh xăng dầu thì cả nước đã có 11 doanh nghiệp làm đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Tập đoàn Dầu khí chính thức đi vào hoạt động sẽ đáp ứng khoảng 30-40% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ngoài ra là sự hiện diện của PV Oil tại khắp các tỉnh thành trong toàn quốc. Như vậy, thị phần của Petrolimex sẽ bị san sẻ, nguồn xăng dầu nhập khẩu trong nước sẽ bị sụt giảm và sẽ có tác động lớn đến các đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Trong những năm qua, do tình hình giá xăng dầu thế giới có nhiều biến động, giá xăng dầu lên xuống thất thường ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường xăng dầu trong nước. Nhiều doanh nghiệp ngoài ngành xăng dầu đã đầu cơ tạo ra cơn “sốt ảo” ở một số khu vực làm thiệt hại cho Nhà nước và khó khăn trong chính sách điều tiết vĩ mô. Do vậy, để giữ vững vị thế chủ đạo trên thị trường xăng dầu là hết sức khó khăn.

Các doanh nghiệp đầu mối như Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOIL), Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec (PETEC), Tổng công ty xăng dầu hàng không, Tổng công ty xăng dầu quân đội cũng đẩy mạnh cạnh tranh bán hàng trên địa bàn Thái Nguyên. Đến tháng 8 năm 2009 mặc dù đã có Chi nhánh tại Thái Nguyên nhưng PVOIL vẫn hợp tác với một số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành lập Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Nguyên, có trụ sở tại Phổ Yên, Thái Nguyên và Công ty này chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2010. Đến đầu năm 2011, Công ty xăng dầu dầu khí Hà Nội chính thức mở Chi nhánh và đưa vào hoạt động tại Phổ Yên, Thái Nguyên. Ngoài việc mở chi nhánh và cửa hàng để bán hàng trực tiếp của các doanh nghiệp đầu mối trên địa bàn, các doanh nghiệp thương mại ở tỉnh khác tham gia cạnh tranh bán hàng trên địa bàn như Công ty TNHH Hải Linh (Phú Thọ), Công ty TNHH Hải Bình (Thái Bình), Hải Hà, Chất đốt Hà Nội, vv...

Số lượng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn, sơn, nước giặt (chất tẩy rửa), bảo hiểm … trên địa bàn rất lớn nên cạnh tranh bán hàng càng khốc liệt và cường độ cạnh tranh cũng rất cao. Ngoài việc cạnh tranh bán hàng tại hệ thống cửa hàng thì cạnh tranh bán buôn, đại lý, tổng đại lý còn phức tạp hơn nhiều, do việc lôi kéo khách hàng thông qua thù lao, chiết khấu. Mức thù lao của các đại lý tuy không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, nhưng việc đẩy thù lao đại lý lên cao để chiếm giữ thị phần là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp đầu mối.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng ngày càng nhiều và có cả các hãng nổi tiếng nước ngoài đã có thời gian kinh doanh lâu năm và thị trường lớn tại Việt Nam như Dulux, Nippon, OMO, Ariel….

Bảng 3.1. Tổng hợp sản lượng năm 2016-2018

STT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

I Xăng dầu M3 2.340 2.516 2.622 1 Bán lẻ M3 1.411 1.614 1.710 2 Bán Đại lý M3 929 902 912 II Dầu mỡ nhờn 1 DMN Rời Lít 12.134 14.541 15.623 2 DMN lon Hộp 20.112 21.244 24.617 III Gas Tấn 29 31 34

IV Nước giặt Chai 316 395 429

V Bảo hiểm Tr đ 20 22 25

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại chi nhánh xăng dầu bắc kạn – công ty xăng dầu bắc thái (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)