Kinh nghiệm từ khủng hoảng thẻ tín dụng ở Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của agribank chi nhánh thị xã quảng yên, quảng ninh (Trang 48 - 49)

5. Bố cục luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm từ khủng hoảng thẻ tín dụng ở Mỹ

Hiện nay 73% tổng sản phẩm quốc nội Mỹ là đến từ tiêu dùng người dân, chỉ số tiết kiệm thực của họ đã xuống dưới mức 1%. Đây là hiện tượng chưa từng thấy kể từ cuộc đại khủng hoảng những năm 1930.

Sau nhiều năm phát hành thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng cao, điều kiện thông thoáng tràn ngập thị trường Mỹ, nhiều tổ chức tín dụng đã cắt giảm mạnh hoạt động này, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái thất nghiệp tăng cao, ngày càng có nhiều người không trả được nợ, nợ xấu tăng cao, các ngân hàng phải đương đầu với làn sóng thua lỗ sau thời kì hoàng kim hưởng lợi từ việc cấp tín dụng dễ dàng.

Đầu năm 2008 tổng số nợ trên thẻ tín dụng ở Mỹ đã lên đến 875 tỉ USD. Các khoản nợ xấu từ thẻ tín dụng đã lên tới 21 tỉ USD trong nửa đầu năm 2008. Nguyên nhân do ngày càng nhiều người mất khả năng trả nợ. Các công ty đang sa thải hàng chục nghìn công nhân. Dự báo thua lỗ liên quan đến thẻ

tín dụng sẽ tăng thêm khoảng 55 tỉ USD trong khoảng một năm rưỡi tới. Hiện nay, tổng thua lỗ đứng ở mức 5,5% tổng số nợ chưa trả của thẻ tín dụng, và số thua lỗ này có thể lên tới 7,9%, mức đỉnh cao sau cuộc khủng hoảng dot-com những năm 2000.

Những tổ chức cho vay lớn như American Express, Bank of American, citigroup đã thắt chặt tiêu chuẩn làm thẻ và đưa ra hạn chế đối với đối tượng khách hàng có độ rủi ro cao. Capital One, một tổ chức phát hành thẻ tín dụng khác đã đóng cửa tất cả các tài khoản không hoạt động và giảm hạn mức tín dụng xuống 4,5% trong quý 2. American Express cho biết sẽ chuẩn bị tăng lãi suất lên thêm 2% đến 3% đối với một số đối tượng khách hàng, phạt các khách hàng không giữ được đúng cam kết trả nợ: bằng những mức phạt nặng như tăng lãi suất, từ 9% đến 24%, có khi lên đến 39%.

Bài học kinh nghiệm về rủi ro cho hoạt động tín dụng bán lẻ nói chung, tín dụng tiêu dùng và mua nhà ở nói riêng là hai phân khúc lớn trong tín dụng bán lẻ đó là: không hạ thấp các điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng; khi cấp tín dụng cần đánh giá khách hàng toàn diện, không chỉ xem xét đến khả năng trả nợ hiện tại mà cần phải xem xét đến khả năng trả nợ trong tương lai khi có những biến động về lãi suất, giá cả tài sản, nguồn thu nhập, đồng thời quan tâm đến lịch sử quan hệ tín dụng yếu, hệ số nợ trên thu nhập, điểm xếp hạng tín dụng khách hàng,…; đa số các ngân hàng tại Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân để đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng trước khi cấp tín dụng; cần thiết có cơ chế giám sát và hệ thống thông tin kiểm soát một khách hàng vay, sử dụng thẻ nhiều ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của agribank chi nhánh thị xã quảng yên, quảng ninh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)