Khả năng vượt qua đáp ứng miễn dịch dị chủng của virus clade 2.3.4.4a

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm AH5 biến chủng mới ở đàn gia cầm làm cơ sở cho phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam (Trang 112 - 117)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Khả năng bảo hộ đối với virus cúm A/H5 biến chủng mới của các loạ

4.3.2. Khả năng vượt qua đáp ứng miễn dịch dị chủng của virus clade 2.3.4.4a

4.3.2.1. Kết quả tạo miễn dịch dị chủng cho động vật thí nghiệm

Ở nội dung này, cả gà và vịt được dùng để tạo miễn dịch dị chủng (đối với clade 2.3.4.4a). Kết quả được tóm tắt ở hình 4.31.

Hình 4.31. Kết quả tạo đáp ứng miễn dịch cho gà và vịt trong thí nghiệm cơng cường độc bằng virus clade 2.3.4.4a

Gà được miễn dịch bởi virus thuộc clade 1 (vacxin Navet-vifluvac) và clade 2.3.4 (vacxin Re-5) có HGKT trung bình lần lượt là 5,2 log2 và 7,4 log2. Vịt sau khi được miễn dịch nhắc lại có HGKT trung bình rất cao (tương ứng là 9,0 log2 và 9,3 log2) với hai loại vacxin kể trên (hình 4.32). Như vậy, đã tạo được đáp ứng miễn dịch ở trên ngưỡng bảo hộ (đường nét đứt màu đỏ hình 4.31) cho cả gà và vịt để thử thách công cường độc bằng chủng virus clade 2.3.4.4a.

4.3.2.2. Kết quả công cường độc với virus cúm H5N6 clade 2.3.4.4a

Kết quả theo dõi lâm sàng ở nhóm gà thí nghiệm và đối chứng sau công cường độc được trình bày ở hình 4.32.

Hình 4.32. Khả năng gây bệnh của chủng virus clade 2.3.4.4a ở gà và vịt có đáp ứng miễn dịch dị chủng

Sau công cường độc bằng chủng virus clade 2.3.4.4a, quan sát được tiến triển bệnh khác nhau rõ rệt giữa nhóm đối chứng (khơng có miễn dịch) và nhóm thí nghiệm (có miễn dịch dị chủng với clade 2.3.4.4a). Ở nhóm đối chứng, sau gây nhiễm virus khoảng 2- 3 ngày gà và vịt bắt đầu xuất hiện những triệu chứng lâm sàng. Gà có tiến triển ở thể quá cấp, với hiện tượng chết rất đột ngột, có những con chết khơng quan sát được triệu chứng lâm sàng. Toàn bộ gà đối chứng đều chết sau 4 ngày theo dõi (hình 4.32A). Ngược lại, vịt có tiến triển nhẹ hơn, với biểu hiện ủ rũ, có triệu chứng thần kinh, ngoẹo cổ, sau đó vịt chết rải rác từ ngày thứ 4 sau cơng cường độc (hình 4.32B). Ngồi ra một số vịt có biểu hiện

nhiễm bệnh nhưng chỉ kéo dài 3- 4 ngày, con vật hồi phục và sống sót sau 10 ngày theo dõi. Tổng số vịt ở lô đối chứng chết sau công cường độc là 7/10 con.

Đối với nhóm gà có miễn dịch dị chủng bằng clade 1 (tiêm vacxin Navet- vifluvac), sau 3 ngày đầu tiên khơng có triệu chứng được ghi nhận, đến ngày thứ 4 có 1/10 con bị liệt chân, nằm bẹp và có biểu hiện khó thở, dịch mũi chảy nhiều. Gà nhiễm bệnh chết vào ngày thứ 5 sau công cường độc. Những ngày tiếp theo, có thêm 1 gà khác ốm nhẹ và chết vào ngày thứ 9 với bệnh tích xuất huyết đặc trưng của cúm thể độc lực cao ở vùng da bàn chân. Tỷ lệ sống sót sau 10 ngày theo ngày theo dõi là 80% (đường nét đứt màu xanh, hình 4.33A). Nhóm gà được miễn dịch dị chủng bằng clade 2.3.4 (tiêm vacxin Re-5) có tiến triển chậm hơn 1- 2 ngày so với nhóm gà được miễn dịch bằng vacxin Navet-vifluvac. Gà đầu tiên chết vào ngày thứ 6 với biểu hiện ốm nhẹ trong ngày trước đó. Tiếp đến có thêm 2/10 gà bỏ ăn, chảy nước mắt, nước mũi, mào tím tái, phù vùng đầu, chết vào ngày thứ 7 và thứ 8 sau cơng cường độc. Có 7/10 con khơng có biểu hiện bệnh và đều sống sau 10 ngày theo dõi (đường nét đứt màu vàng cam, hình 4.32A).

Trái ngược với gà, nhóm vịt có miễn dịch dị chủng bằng clade 1 hoặc clade 2.3.4 đều sống 100% sau khi công cường độc bằng chủng virus clade 2.3.4.4a (hình 4.32B). Trong thời gian theo dõi 10 ngày, ở cả 2 nhóm miễn dịch có tổng 4/10 vịt biểu hiện lâm sàng nhẹ (ủ rũ, chảy nước mũi ít, giảm ăn), kéo dài từ 2- 4 ngày rồi biến mất.

Phân tích kết quả cơng cường độc ở trên (hình 4.32) đã làm rõ sự tương phản về tính gây bệnh của virus clade 2.3.4.4a giữa nhóm có miễn dịch và khơng có miễn dịch. Đáng chú ý hơn là khả năng vượt qua đáp ứng miễn dịch dị chủng để gây bệnh thể lâm sàng của virus clade 2.3.4.4a cao hơn ở gà (sống sót 70- 80%) so với ở vịt (sống sót 100%) (Nguyễn Hồng Đăng & cs., 2017).

4.3.2.3. Kết quả xét nghiệm virus clade 2.3.4.4a bài thải sau công cường độc

Độc lực của virus cúm gia cầm khơng chỉ thể hiện ở mặt lâm sàng, mà cịn thể hiện thông qua tải lượng virus nhân lên ở cơ quan nội tạng và lượng virus bài thải. Kết quả trình bày ở hình 4.33 đánh giá mức bài thải virus clade 2.3.4.4a sau cơng cường độc gà và vịt đã có miễn dịch dị chủng với clade này.

Ghi chú: ngày 3 (D3), ngày 10 (D10), ngày gà chết (Dx) sau công cường độc. Đường nét đứt màu đỏ biểu thị ngưỡng dương tính (Ct ≤ 35) và âm tính (Ct > 35) với virus cúm

Hình 4.33. Hiện tượng thải virus ở gà và vịt có đáp ứng miễn dịch dị chủng sau cơng cường độc bằng chủng virus clade 2.3.4.4a

Xét về mặt lâm sàng, chủng virus clade 2.3.4.4a gây chết từ 20%- 30% gà đã có miễn dịch dị chủng (hình 4.33A). Độc lực của virus thuộc clade này còn được thể hiện thông qua hiện tượng thải virus kéo dài, đến ngày thứ 10 sau cơng cường độc (hình 4.33A). Diễn biến cụ thể về hiện tượng thải virus được tóm tắt như dưới đây. Đối với gà được miễn dịch bằng virus clade 1 (vacxin

Navet-vifluvac), mẫu swab lấy tại thời điểm 3 ngày sau cơng cường độc có thể coi là khơng có virus cúm (Ct trung bình là 39,19 so với ngưỡng dương tính là Ct ≤ 35).

Tuy nhiên lượng virus trong mẫu lấy vào ngày thứ 10 lại chứa lượng khá lớn virus (Ct trung bình là 30,72). Gà chết ở các ngày 5- 9 sau công cường độc bài thải lượng lớn virus (Ct trung bình là 17,57). Đối với gà được miễn dịch bằng virus clade 2.3.4 (vacxin Re-5), mẫu swab hầu họng lấy tại thời điểm 3 ngày sau cơng cường độc có chứa lượng virus khá lớn (Ct trung bình là 30,07). Đến thời điểm 10 ngày sau cơng cường độc, lượng virus bài thải cịn rất ít (Ct trung bình là 34,97). Nhóm gà được miễn dịch bởi vacxin Re-5 chết ở các ngày 6- 8 sau công cường độc vẫn bài thải lượng lớn virus rất lớn (giá trị Ct trung bình là 20,98). Đối với những gà đối chứng, sau khi được gây nhiễm bằng virus cường độc đã có biểu hiện bệnh rất nhanh, đồng thời thải ra lượng lớn virus ngay tại thời điểm ngày thứ 3 sau công cường độc (giá trị Ct trung bình là 21,52 tức là bải thải nhiều hơn gà vacxin khoảng 29- 218 lần). Tất cả gà đối chứng đều chết 100% ở trong tuần đầu sau cơng cường độc.

Ngược lại với gà, 100% vịt có miễn dịch dị chủng đều sống sót khi cơng cường độc với virus thuộc clade 2.3.4.4a (hình 4.33B). Diễn biến hiện tượng thải virus ở nhóm vịt cũng được tìm hiểu trong nghiên cứu này (hình 4.33B). Đối với nhóm vịt tiêm vacxin Navet-vifluvac: tại cả 2 thời điểm lấy mẫu lúc 3 và 10 ngày sau công cường độc, đều không phát hiện được virus bài thải (Ct trung bình tương ứng là 38,34 và 39,42 so với ngưỡng dương tính có Ct ≤ 35). Nhóm vịt tiêm vacxin Re-5, kết quả cũng không phát hiện được virus bài thải (Ct trung bình tương ứng là 39,56 và 39,88 ở cả 2 thời điểm lấy mẫu lúc 3 và 10 ngày sau cơng cường độc). Đối với nhóm vịt đối chứng: ở thời điểm lấy mẫu lúc 3 ngày, giá trị Ct trung bình của nhóm là 32,55. Lượng virus bài thải gấp khoảng 32– 256 lần so với các nhóm vịt có miễn dịch. Ở thời điểm lấy mẫu lúc 10 ngày, một số cá thể của nhóm vịt khơng có miễn dịch vẫn thải virus công cường độc với lượng rất thấp (Ct trung bình của nhóm là 36,21 so với ngưỡng dương tính Ct ≤ 35). Ngược lại, vịt chết ở nhóm đối chứng bài thải lượng lớn virus (Ct trung bình là 20,15).

Từ việc phân tích, so sánh tỷ lệ bảo hộ về mặt lâm sàng và đặc điểm của hiện tượng thải virus sau công cường độc, thấy rằng chủng virus clade 2.3.4.4a có khả năng vượt qua (ở mức độ nhất định) đáp ứng miễn dịch dị chủng (clade 1, clade 2.3.4) ở gà mà không vượt qua đáp ứng miễn dịch dị chủng (clade 1, clade 2.3.4) ở vịt. Tuy nhiên, khác biệt trên cịn có thể do sức đề kháng tự nhiên tương đối cao của vịt đối với virus cúm gia cầm thể độc lực cao (nhóm vịt khơng có miễn dịch sống sót 30% sau cơng cường độc). Do đó, cần tiếp tục làm rõ một số khía cạnh khác như: ảnh hưởng của lượng kháng thể, lượng kháng nguyên gây miễn dịch và lồi động vật thí nghiệm (gà/ vịt), v.v...

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm AH5 biến chủng mới ở đàn gia cầm làm cơ sở cho phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)