Phương pháp lấy mẫu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm AH5 biến chủng mới ở đàn gia cầm làm cơ sở cho phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam (Trang 56 - 58)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp lấy mẫu

Thu thập mẫu dịch hầu họng (sau đây gọi là mẫu) của gia cầm gồm gà, ngan/vịt tại các chợ buôn bán gia cầm sống và chim cút ni tại hộ gia đình tại 11 tỉnh giám sát. Tỉnh lấy mẫu cần có diện tích rộng, có số lượng gia cầm ni và bn bán lớn, có dịch CGC trong 3 năm gần thời điểm nghiên cứu và không nằm trong địa bàn của chương trình giám sát quốc gia, bao gồm 9/11 tỉnh (Đồng Tháp, Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ): tại mỗi tỉnh, lấy mẫu tại 3 chợ, các chợ lấy mẫu thuộc các huyện khác nhau, có số lượng gia cầm buôn bán lớn được thu gom từ các xã trong địa bàn, mỗi chợ lấy mẫu 30 gia cầm/tháng trong 24 tháng; tiến hành lấy mẫu hàng tháng tại 5 hộ chăn nuôi chim cút, mỗi hộ lấy 10 mẫu/tháng trong vịng 24 tháng. Ngồi ra, để có cái nhìn tồn diện hơn, chúng tôi cũng tiến hành thu thập mẫu trên đàn gia cầm (gà, ngan/vịt và chim cút) tại 2/11 tỉnh (Kiên Giang,

Nghệ An) thông qua công tác chẩn đoán xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và các Cơ quan Thú y vùng giai đoạn 2015- 2018 (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Cơ cấu thu thập mẫu của đề tài TT Đối tượng TT Đối tượng lấy mẫu Số mẫu lấy Số chợ/hộ Số tháng/ giai đoạn Số tỉnh Số mẫu thu thập 1 Gà, vịt tại chợ 30 3 24 9 19.440 2 Chim cút tại các hộ chăn nuôi 10 5 24 9 10.800 3 Gà, ngan/vịt, chim cút 150 2015-2018 2 300 Tổng 30.540

Các mẫu sau khi thu thập sẽ được bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2-8oC và vận chuyển đến Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để xét nghiệm sàng lọc virus cúm type A bằng phương pháp rRT-PCR theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-26:2014.

+ Phương pháp lấy mẫu dịch hầu họng

Dùng tăm bông vô trùng đưa sâu vào trong hầu họng của gà, vịt, chim cút và ngoáy nhẹ nhàng trên bề mặt niêm mạc; lấy tăm bơng ra sau đó cho vào ống nghiệm có chứa dung dịch bảo quản, đưa vào thùng bảo quản lạnh gửi về phịng thí nghiệm trong vịng 48 giờ kể từ khi lấy mẫu;

Mẫu bảo quản ở 40C từ 1 - 2 ngày, nếu mẫu chưa được kiểm tra cần bảo quản ở tủ âm -200C, và chuyển tới phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Mẫu có phiếu ghi bệnh phẩm kèm theo.

+ Phương pháp lấy mẫu máu

Sử dụng kim tiêm vô trùng lấy 3 - 5 ml máu tĩnh mạch cánh của gà, vịt và chim cút, chuyển vào ống chứa, để đông, giữ tại 40C trong vòng 24 giờ. Huyết thanh được tách chiết như sau:

- Đóng chặt ống chứa máu, ly tâm 3000 vòng/phút trong 5 phút. Huyết thanh và tế bào máu sẽ được phân tách trong ống;

- Dùng pipet vô trùng, nhẹ nhàng hút huyết thanh ở phần trên của ống chuyển sang ống sạch, bảo quản ở 40C.

Mổ khám gia cầm nhằm xác định các biến đổi đại thể trong các cơ quan, tổ chức của gia cầm mắc CGC. Gia cầm được cắt tiết, bộc lộ và tách các cơ quan nội tạng khỏi cơ thể. Tiến hành thu mẫu các cơ quan như: phổi, hạch, tim, gan, lách, thận… theo các mục đích nghiên cứu khác nhau.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm AH5 biến chủng mới ở đàn gia cầm làm cơ sở cho phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)