Đặc tính gây bệnh của virus cúm A/H5 biến chủng mới

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm AH5 biến chủng mới ở đàn gia cầm làm cơ sở cho phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam (Trang 96 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H5 biến chủng mới

4.2.2. Đặc tính gây bệnh của virus cúm A/H5 biến chủng mới

Kết quả thí nghiệm xác định chỉ số độc lực của virus được trình bày cụ thể ở phụ lục 11, biểu diễn qua hình 4.22 và hình 4.23.

Hình 4.22. Tỷ lệ gà chết theo thời gian khi gây nhiễm virus cúm A/H5 biến chủng mới qua tĩnh mạch

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả gà đều dương tính với virus cúm A/H5N1 (Ct<35). Những gà chết chậm hơn có xu hướng bài thải nhiều virus hơn

qua đường hầu họng, cụ thể: gà nhóm kiểm tra độc lực virus clade 2.3.2.1c có 7/10 gà chết trong ngày đầu sau gây nhiễm, và toàn bộ gà chết trong ngày thứ 2, điểm lâm sàng trung bình của nhóm là 2,95; gà nhóm kiểm tra độc lực virus clade 2.3.4.4a ngày đầu có 3/10 gà chết, ngày thứ 2 thêm 4 con chết, và toàn bộ gà chết trong ngày thứ 3 sau gây nhiễm virus, điểm lâm sàng trung bình của nhóm là 2,78; gà nhóm kiểm tra độc lực virus clade 2.3.4.4b ngày đầu có 6/10 gà chết, ngày thứ 2 thêm 3 con chết, và toàn bộ gà chết trong ngày thứ 3 sau gây nhiễm virus, điểm lâm sàng trung bình của nhóm là 2,87 (hình 4.23A) (phụ lục 11).

Virus H5N1 clade 2.3.2.1c và H5N6 clade 2.3.4.4b bắt đầu gây chết gà sau 12h gây nhiễm. Sau 24h đầu tiên, hai chủng virus này đã gây chết lần lượt cho 70% và 60% gà thí nghiệm. Trong khi đó virus H5N6 clade 2.3.4.4a bắt đầu gây chết gà muộn hơn (sau 24h) và chỉ có 30% gà chết. Virus H5N1 clade 2.3.2.1c gây chết 100% gà thí nghiệm trong thời gian 48h sau khi gây nhiễm. Hai chủng virus H5N6 clade 2.3.4.4a & b cần thời gian lâu hơn (60h) để gây chết 100% động vật thí nghiệm (hình 4.22).

Từ kết quả trên có thể nhận định, virus clade 2.3.2.1c gây chết nhanh gà thí nghiệm với tỷ lệ cao, tiếp đến là virus clade 2.3.4.4b và clade 2.3.4.4a.

Kết quả thể hiện trên hình 4.22 cho thấy: hầu hết gà thí nghiệm chết đột ngột trong vòng 24h đầu tiên sau gây nhiễm; chỉ số IVPI đều cho thấy cả 3 biến chủng đều có độc lực cao theo tiêu chuẩn đánh giá của OIE. Với kết quả chỉ số IVPI của các biến chủng H5N1 clade 2.3.2.1c, H5N6 clade 2.3.4.4a và H5N6 clade 2.3.4.4b tương ứng là 2.95; 2,78 và 2,87 (phụ lục 11) phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đăng Thọ & cs. (2016). Để so sánh độc lực của các biến chủng, chúng tôi đã tiến hành phân tích về số gà chết sau gây nhiễm với thời gian chết trung bình ở các lơ gà thí nghiệm, kết quả được biểu diễn ở hình 4.23.

Thời gian trung bình gây chết gà thí nghiệm khi sử dụng virus H5N1 clade 2.3.2.1c (27.6h) là nhanh nhất, tiếp đến là virus H5N6 clade 2.3.4.4b (31.2h) và cuối cùng là virus H5N6 clade 2.3.4.4a (43.2h) (hình 4.23B).

Qua kết quả trên, ta thấy có sự liên hệ giữa độc lực của virus với thời gian gây chết gà thí nghiệm. Những virus có độc lực cao hơn thì thời gian gây chết gà thí nghiệm nhanh hơn, tỷ lệ chết cũng lớn hơn.

A B

Hình 4.23. Chỉ số độc lực của virus và thời gian chết trung bình của gà khi gây nhiễm virus cúm A/H5 biến chủng mới

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm AH5 biến chủng mới ở đàn gia cầm làm cơ sở cho phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)