Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Giám sát để tìm virus cúm A/H5 biến chủng mới
- Sàng lọc virus cúm A từ các mẫu thu thập được trên gà, ngan/vịt và chim cút; - Xác định subtybe H5 từ các mẫu dương tính với cúm A;
- Xác định subtybe H5N1 và H5N6 từ các mẫu dương tính với cúm A/H5; - Xác định tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5 biến chủng mới theo loài (gà, ngan/vịt và chim cút);
- Phân loại virus cúm A/H5 biến chủng mới thu thập được trên gà, ngan/vịt và chim cút;
- Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh của virus cúm A/H5 biến chủng mới thu thập được trên gà, ngan/vịt và chim cút;
- Nghiên cứu sự xuất hiện của virus cúm A/H5 biến chủng mới theo thời gian và không gian.
3.1.2. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H5 biến chủng mới
- Xác định đặc điểm phân tử gen HA của virus cúm A/H5 biến chủng mới; - Xác định chỉ số độc lực của virus cúm A/H5 biến chủng mới;
- Xác định các triệu chứng bệnh tích do virus cúm A/H5 biến chủng mới gây ra trên gà.
3.1.3. Nghiên cứu khả năng bảo hộ đối với virus cúm A/H5 biến chủng mới của các loại vacxin các loại vacxin
- Đánh giá hiệu lực phòng bệnh của vacxin với virus cúm A/H5N1 clade 2.3.2.1c trên gà;
- Đánh giá hiệu lực phòng bệnh của vacxin với virus cúm A/H5N6 clade 2.3.4.4a trên gà và vịt;
- Đánh giá hiệu lực phòng bệnh của vacxin với virus cúm A/H5N6 clade 2.3.4.4b trên gà và vịt.