Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.9. Phương pháp công cường độc kiểm tra hiệu lực phòng bệnh của vacxin
với virus cúm A/H5 biến chủng mới
a. Nguyên liệu
- Gà Lương Phượng lai và vịt bầu cánh trắng được chọn từ đàn sạch bệnh, chưa tiêm phịng vacxin CGC, khơng có kháng thể cúm H5, do Cơng ty Cổ Phần Tập Đồn RTD cung cấp. Gà, vịt được lấy máu trước khi tiêm vacxin để kiểm tra kháng thể kháng CGC bằng phương pháp HI với kháng nguyên H5N1 clade 2.3.2.1.
- Vacxin Navet-vifluvac do Công ty NAVETCO sản xuất. - Vacxin Re-5 do Trung Quốc sản xuất, Công ty RTD cung cấp
- Kháng nguyên dùng cho phản ứng HI là các kháng nguyên đồng clade với chủng vacxin: A/duck/Anhui/1/06 (clade 2.3.4) (nhóm thử nghiệm vacxin Re5); A/Vietnam/1194/2004 (clade 1) (nhóm thử nghiệm vacxin Navet-vifluvac) và các virus dùng để công cường độc.
- Virus cường độc là các biến chủng H5N1 clade 2.3.2.1c, biến chủng H5N6 clade 2.3.4.4a và 2.3.4.4b tương ứng lần lượt.là: H5N1 clade 2.3.2.1c
(A/Ck/VN/KienGiang/NCVD-15A7/2015(H5N1)), virus H5N6 clade 2.3.4.4a
(A/ck/VN/QuangNgai/NCVD-16A37/2016(H5N6)) và virus H5N6 clade 2.3.4.4b (A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6)).
b. Thiết kế thí nghiệm trên gà/vịt
Bảng 3.6. Bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực phịng bệnh của vacxin với virus H5N1 clade 2.3.2.1c, H5N6 clade 2.3.4.4a và H5N6 clade 2.3.4.4b
Chủng virus Gà thí nghiệm (con) H5N1 2.3.2.1c H5N6 2.3.4.4a H5N6 2.3.4.4b
Lô tiêm vacxin Re-5 12 12 12
Navet-vifluvac 12 12 12
Lô đối chứng không tiêm vacxin
Re5 12 12 12
Navet-vifluvac 12 12 12
Tổng 48 48 48
Số gà/vịt sử dụng gồm 48 con chia làm 2 lô. Lô 1 gồm 12 gà/vịt tiêm vacxin Navet-vifluvac và 12 gà/vịt đối chứng không tiêm. Lô 2 gồm 12 gà/vịt tiêm vacxin Re-5 và 12 gà/vịt đối chứng không tiêm. Gà/vịt được nuôi từ lúc 01 ngày tuổi đến tuổi tiêm vacxin như khuyến cáo của nhà sản xuất.
Tiêm vacxin cho gà/vịt vào lúc 3 tuần tuổi. Tiếp tục tiêm nhắc lại với vịt vào lúc 6 tuần tuổi. Liều tiêm, đường tiêm theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Cụ thể: vacxin Navet-vifluvac tiêm dưới da cổ tại vị trí 1/3 phía dưới với liều 0,5 ml/con; vacxin Re-5 tiêm dưới da cổ tại vị trí 1/3 phía dưới với liều 0,3 ml/con; các lô gà/vịt đối chứng không tiêm, nuôi cùng với gà/vịt tiêm vacxin.
Sau 3 tuần kể từ khi tiêm xong vacxin, lấy máu kiểm tra kháng thể kháng virus cúm H5 bằng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu – HI với loại kháng nguyên đồng chủng với kháng nguyên trong vacxin.
Gà/vịt tiêm vacxin Navet-vifluvac được kiểm tra bằng kháng nguyên H5N1 clade 1; gà/vịt tiêm vacxin Re-5 được kiểm tra bằng kháng nguyên H5N6 clade 2.3.4.
Sử dụng 10/12 gà/vịt tiêm vacxin và 10/12 gà/vịt đối chứng không tiêm vacxin để công cường độc vào cùng thời điểm 3 tuần kể từ khi tiêm xong vacxin. Còn lại 2 gà/vịt tiêm vacxin và 2 gà/vịt đối chứng không tiêm vacxin được nuôi cách ly, không công cường độc nhằm so sánh các chỉ tiêu của thí nghiệm.
Gà/vịt cơng cường độc được gây nhiễm bằng biến chủng mới của virus cúm A/H5N1 là virus H5N1 clade 2.3.2.1c, vỉrus H5N6 clade 2.3.4.4a và H5N6 clade 2.3.4.4b đã được phân lập, nhân giống và chuẩn độ. Liều gây nhiễm là 106 TCID50/100 µl/con, theo đường nhỏ mũi.
Theo dõi gà/vịt trong vòng 10 ngày sau khi gây nhiễm, chấm điểm lâm sàng hằng ngày theo tiêu chí đánh giá của OIE về thử nghiệm virus CGC.
Vào ngày thứ 3, thứ 10 sau công, hoặc khi gà/vịt chết, tiến hành lấy mẫu swab hầu họng để xác định lượng virus bài thải. Giá trị Ct ≥ 35 được coi là âm tính virus.
Những gà chết hoặc sống sót sau 10 ngày theo dõi được mổ khám để đánh giá bệnh tích đại thể. Các cơ quan phủ tạng được thu thập và bảo quản trong formalin 10% để tiếp tục đánh giá biến đổi mô học:
+ Gà khơng có miễn dịch với virus CGC sẽ xuất hiện các bệnh tích đặc trưng của CGC (bảng 2.3).
+ Gà có miễn dịch với virus CGC sẽ giảm biểu hiện các bệnh tích (phụ thuộc vào chỉ số hiệu giá kháng thể đạt được sau tiêm vacxin và sự tương đồng kháng nguyên giữa chủng virus gây bệnh và chủng virus chế tạo vacxin).