triển Việt Nam
1.3.3.1. Về tổ chức bộ máy quản lý rủi ro hoạt động
Lựa chọn đơn vị có năng lực, có uy tín, có kinh nghiệm để tư vấn xây dựng thiết lập bộ máy, cơ cấu tổ chức, các chính sách quản lý rủi ro hoạt động.
Về vấn đề cấu trúc quản lý rủi ro hoạt động, BIDV cần thành lập, hoàn thiện ủy ban quản lý rủi ro riêng biệt, trong đó rủi ro hoạt động là một bộ phận. Bộ máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro.
ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro hoạt động
Công tác QLRRHĐ phải thường xuyên được nghiên cứu, cải tiến, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động và sự phát triển của ngân hàng, phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. Thông tin về RRHĐ phải minh bạch, chính xác và phải được truyền tải đầy đủ, xuyên suốt, nhất quán trong hệ thống nhằm tạo lập “văn hóa quản lý rủi ro
hoạt động”, hỗ trợ Ban Lãnh đạo trong việc chỉ đạo, điều hành và giám sát
công tác QLRRHĐ.
Tất cả cán bộ, nhân viên cần phải nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro hoạt động. Chủ động nghiên cứu, học tập và nắm vững các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ về rủi ro hoạt động. Đồng thời phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và/hoặc báo cáo ngay cấp có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi, nguy cơ có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của ngân hàng.
Các chốt kiểm soát về rủi ro hoạt động được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: lĩnh vực có lợi nhuận cao, là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy ra rủi ro.
1.3.3.3. Chủ động kiểm soát và giảm thiểu rủi ro hoạt động ngay từ các yếu tố bên trong ngân hàng như con người, quy trình, hệ thống
Hệ thống văn bản chế độ, hướng dẫn nghiệp vụ phải được ban hành đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đồng thời phải được cải tiến, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tính chất, yêu cầu, điều kiện hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tác động của rủi ro tác nghiệp đối với tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng.
Nguồn nhân lực cho tất cả các hoạt động của ngân hàng phải được bố trí đầy đủ và sắp xếp phù hợp với yêu cầu của từng bộ phận. Cán bộ, nhân viên các cấp phải nhận thức được đầy đủ mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác QLRRHĐ đối với các hoạt động của ngân hàng, đồng thời phải được đào tạo, nắm vững quy định, hướng dẫn nghiệp vụ và trách nhiệm
QLRRHĐ liên quan đến nhiệm vụ được giao.
BIDV cần phải tăng cường quản lý rủi ro gian lận, hoàn thiện khung quản lý rủi ro gian lận toàn diện, bao gồm: Năng lực phòng ngừa, hệ thống chính sách, phương pháp quản trị rủi ro gian lận và các chương trình đào tạo xây dựng văn hóa phòng chống gian lận trong toàn hệ thống.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro, đặc biệt là rủi ro hoạt động. Đây là loại rủi ro khó lường nhất, ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu cũng như chiến lược phát triển của ngân hàng. Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động gây ra, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và tài sản của ngân hàng. Chính vì vậy, bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh doanh, các ngân hàng ngày càng chú trọng xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hoạt động hiện đại theo thông lệ quốc tế. Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về rủi ro hoạt động và quản lý rủi ro hoạt động cũng như nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro hoạt động của một số ngân hàng thương mại trên thế giới và tại Việt Nam. Những nội dung đã được nghiên cứu ở chương 1 sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu công tác quản lý rủi ro hoạt động tại BIDV - chi nhánh Hà Thành ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH HÀ THÀNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH