Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 034 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 113 - 114)

Một là, Ngân hàng nhà nước (NHNN) sớm ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn chung về công tác QLRRHĐ của các Ngân hàng thương mại để có cơ sở cho các ngân hàng thương mại trong đó có BIDV cũng như BIDV - Chi nhánh Hà Thành áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị điều hành đặc biệt là công tác quản lý rủi ro hoạt động và đưa tiêu chuẩn về hiệu quả QLRRHĐ vào một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của các ngân hàng thương mại.

Hai là, NHNN sớm ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng cho rủi ro hoạt động. Hiện tại, quy định về trích lập và sử dụng dự phòng cho rủi ro tín dụng được Ngân hàng nhà nước quy định rõ ràng, cụ thể

và thường xuyên có sự rà soát, xem xét bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế. QLRRHĐ là loại rủi ro khó lường nhất, nhiều trường hợp gây ra hậu quả không nhỏ cho các ngân hàng. RRHĐ mới chỉ

có thể kiểm soát, giảm thiểu mà không thể xóa bỏ hoàn toàn. Chính vì vậy, trong

thời gian tới Ngân hàng nhà nước cần sớm xây dựng các văn bản hướng dẫn về

việc trích lập và sử dụng dự phòng RRHĐ, hỗ trợ cho các ngân hàng trong quá trình hoạt động, đảm bảo có nguồn bù đắp khi xảy ra RRHĐ.

Ba là, rủi ro hoạt động có xu hướng ngày càng gia tăng với mức độ ảnh hưởng ngày càng phức tạp. Các tình huống rủi ro hoạt động rất đa dạng, mỗi thời điểm, mỗi đơn vị cụ thể lại phát sinh những rủi ro rất khác nhau. Một trong những giải pháp hỗ trợ phòng ngừa, giảm thiểu RRHĐ đó là những dấu hiệu, sự cố rủi ro hoạt động mới phát sinh cần được phổ biến cho các đơn vị.

Chính vì vậy, trong thời gian tới NHNN cần tổ chức nhiều hơn các buổi hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng trong nước về công tác QLRRHĐ cũng như tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế, các hiệp hội quốc tế về quản lý rủi ro hoạt động trong hoạt động ngân hàng giúp cho các NHTM trong nước có thể thu thập, học hỏi kinh nghiệm về lĩnh vực này của ngân hàng các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bốn là, NHNN cần quan tâm hơn đến lĩnh vực quản lý rủi ro hoạt động trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của công tác QLRRHĐ để các ngân hàng có thái độ đúng mực hơn đối với công tác này vì hiện nay chỉ có một số ít ngân hàng có triển khai công tác QLRRHĐ, trong đó chỉ có 10 ngân hàng đang thí điểm thực hiện phương pháp quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II bao gồm: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB Bank, Maritime Bank, Sacombank, VIB.

Năm là, NHNN nhanh chóng xúc tiến việc thành lập ngân hàng dữ liệu chung của ngành Ngân hàng để theo dõi dữ liệu về RRHĐ của các ngân hàng tại

Việt Nam và trên thế giới, để vừa thực hiện mục đích quản lý các ngân hàng, đồng thời các ngân hàng có thể khai thác thông tin của ngân hàng bạn để rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, tránh lặp lại sai sót của ngân hàng bạn.

Một phần của tài liệu 034 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w