3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNGTẠI BIDV - CHI NHÁNH HÀ THÀNH TẠI BIDV - CHI NHÁNH HÀ THÀNH
3.1.1. Mục tiêu chung của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Kết thúc năm 2015 và cả giai đoạn 2011-2015, BIDV đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện về cả quy mô và chất lượng, hoạt động an toàn, ổn định, đảm bảo thu nhập cho người lao động, trách nhiệm với cộng đồng, khẳng định và phát triển thương hiệu, uy tín của BIDV ở thị trường trong và ngoài nước. BIDV cũng đã hoàn thành thắng lợi Đề án Tái cấu trúc 2013-2015 với những kết quả chính: năng lực quản trị được nâng cao, chất lượng đảm bảo quy định, cấu trúc hoạt động phù hợp hơn thông qua nỗ lực đẩy mạnh bán lẻ, phân khúc hóa nền khách hàng bán buôn, nền khách hàng gia tăng và tập trung.
Năm 2016, với những dự báo ổn định, khả quan của nền kinh tế cùng với việc Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký các Hiệp định thương mại tự do FTA với liên minh Á- Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản mở ra những vận hội mới, BIDV đã hoạch định chiến lược phát triển cụ thể, nhất quán với tầm nhìn đến năm 2030 của BIDV: Nằm trong Top 20 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, Top 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương và Top 300 Ngân hàng lớn nhất thế giới; Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng quốc tế hiện đại có trình độ, năng lực vận hành đồng bộ, thông suốt trong môi trường kinh tế thị trường đầy đủ, có sức cạnh tranh cao trong khu vực châu Á và trên thế giới với hai trụ cột phát triển là
Ngân hàng thương mại hiện đại tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻ và Bảo hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ) có quy mô hoạt động ở mức khá của khu vực và châu Á.
Năm 2016 cũng được coi là thời điểm cần thiết để khởi động chương trình "Đổi mới lần thứ hai với tầm nhìn đến năm 2030" với những bước đi cần thiết để BIDV tận dụng cơ hội mới trong hội nhập. Một trong những mục tiêu, giải pháp cụ thể của BIDV đó là tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững; hoàn thiện mô thức quản trị ngân hàng hiện đại, tuân thủ Luật pháp, hoạt động theo thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, áp dụng đầy đủ quy định của Basel II theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bảo đảm tính minh bạch, công khai và hiệu quả.
Trong thời gian tới, BIDV quyết tâm hoàn thiện và triển khai khung quản
lý rủi ro tổng thể, chiến lược quản lý rủi ro tổng thể, khẩu vị rủi ro chung của toàn ngân hàng, hệ thống kiểm tra giám sát nội bộ hiệu quả và xây dựng mô hình
quản lý rủi ro tập trung, hiện đại, xác định vai trò, chức năng và trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận trong tổng thể bộ máy cơ cấu tổ chức, từng bước hình thành văn hóa quản lý rủi ro thống nhất trong toàn hệ thống BIDV.
3.1.2. Mục tiêu phát triển và quản lý rủi ro hoạt động của BIDV - Chi nhánh Hà Thành
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển của BIDV- Chi nhánh Hà Thành
Là một trong những thành viên đứng đầu hệ thống BIDV về quy mô và hiệu quả hoạt động, trong thời gian tới, Chi nhánh Hà Thành sẽ tập trung nỗ lực, quyết liệt thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, khẳng định vị thế, góp phần đưa BIDV phát triển theo đúng định hướng đã đề ra. Một số mục tiêu định hướng cụ thể trong giai đoạn tới như sau:
- Tầm nhìn: Trở thành chi nhánh có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu hệ thống BIDV.
- Đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng mới, dẫn đầu hệ thống về
giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu.
- Cấu trúc lại toàn diện các mặt hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và tăng trưởng bền vững.
- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ hiện đại, đứng hàng đầu hệ
thống về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.
- Tăng cường kỹ năng, chuyên môn của cán bộ nhân viên, tăng cường
động lực và sự hài lòng về công việc.
3.1.2.2. Mục tiêu quản lý rủi ro hoạt động của BIDV- Chi nhánh Hà Thành
- Kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro hoạt động và sự cố rủi ro
hoạt động tại chi nhánh xuống mức thấp nhất có thể.
- Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro hoạt
động nói riêng trong toàn chi nhánh.
- Nghiên cứu giải pháp công nghệ đồng bộ phục vụ công tác
QLRRHĐ,
góp phần xây dựng và hoàn thiện thư viện dữ liệu rủi ro hoạt động, hệ thống báo cáo thống kê tập trung để phục vụ tốt cho việc phân tích, cảnh báo, giám sát, có biện pháp phòng ngừa đối với rủi ro hoạt động.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao kiến thức kỹ năng, nhận thức
quản lý rủi ro các mặt hoạt động cho cán bộ,
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ.