Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủiro hoạt động tại BIDV-Chi nhánh

Một phần của tài liệu 034 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 71 - 76)

nhánh Hà Thành

Bộ máy quản lý rủi ro hoạt động tại BIDV - Chi nhánh Hà Thành là một cấu phần trong bộ máy quản lý rủi ro hoạt động của hệ thống BIDV:

- Hội đồng quản trị

pháp công nghệ, cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung tại Trụ sở chính trong khi đó cơ cấu tổ chức, nhân sự đang quản lý phân tán tại chi nhánh.

Tại BIDV - Chi nhánh Hà Thành, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro

hoạt động cụ thể như sau:

- Giám đốc Chi nhánh

- Phó Giám đốc chi nhánh phụ trách công tác QLRRHĐ

- Phòng Quản lý rủi ro

- Các phòng/tổ nghiệp vụ tại chi nhánh

- Tổng Giám đốc

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Quản lý rủi ro

- Các đơn vị:

+ Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp. + Các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính.

+ Văn phòng đại diện tại Việt Nam. + Đơn vị sự nghiệp.

+ Phòng Quản lý rủi ro tại các Chi nhánh

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Uỷ ban Quản lý rủi ro

Chỉ đạo và báo cáo *• Kiểm tra và giám sát

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy QLRRHĐ tại BIDV

Các phòng/tổ nghiệp vụ

Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy QLRRHĐ của BIDV-CN Hà Thành Trong đó:

(i) Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách công tác QLRRHĐ:

- Phổ biến, quán triệt cho toàn thể cán bộ tại Chi nhánh, tổ chức triển

khai

thực hiện chính sách quản lý rủi ro hoạt động và các quy định có liên quan.

- Tổ chức công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý rủi ro hoạt động

tại Chi nhánh.

theo quy định.

(ii) Phòng Quản lý rủi ro (Bộ phận QLRRHĐ):

- Đầu mối giúp Lãnh đạo chi nhánh thực hiện phổ biến các văn bản

quy

định, quy trình về quản lý rủi ro hoạt động của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro hoạt động trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra

và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro hoạt động ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.

- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá

các rủi ro hoạt động xảy ra tại Chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

- Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại Chi

nhánh.

- Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa

tiền của Nhà nước và của BIDV. Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện trong Chi nhánh.

- Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Giao dịch khách hàng và các

phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.

- Đầu mối thực hiện chế độ thông tin, báo cáo quản lý rủi ro hoạt động

theo quy định.

(iii) Các phòng/tổ nghiệp vụ:

- Nhận diện, rà soát rủi ro hoạt động

- Tuân thủ chính sách quản lý rủi ro hoạt động và các quy định có liên

quan.

- Thực hiện các chỉ đạo về biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro

hoạt động.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo quản lý rủi ro hoạt động theo

Tất cả các cán bộ, nhân viên tại chi nhánh có trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, học tập và nắm vững các quy định nghiệp vụ

và các quy định liên quan đến công tác quản lý rủi ro hoạt động.

- Tuân thủ nghiêm túc các quy định nghiệp vụ và các quy định liên

quan đến công tác quản lý rủi ro hoạt động, thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao.

- Chủ động phát hiện và báo cáo cấp có thẩm quyền các vấn đề liên

quan đến rủi ro hoạt động.

Mô hình tổ chức QLRRHĐ của chi nhánh Hà Thành cũng đã được thiết lập thành 3 tuyến kiểm soát, cụ thể:

- Tuyến kiểm soát thứ nhất: Các phòng thuộc khối Quản lý khách hàng,

khối Tác nghiệp, khối Trực thuộc, khối Nội bộ.

- Tuyến kiểm soát thứ hai: Bộ phận phụ trách công tác QLRRHĐ trực

thuộc Phòng Quản lý rủi ro.

- Tuyến kiểm soát thứ ba: Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực

thuộc Phòng Quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu 034 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w