THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH
2.2.1. Thực trạng rủi ro hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương mạicổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Các sự cố rủi ro hoạt động tại BIDV chủ yếu đến từ đối tượng bên ngoài, tập trung vào các nghiệp vụ Thẻ, tiền gửi và ngân hàng điện tử. Thủ đoạn gian lận, lừa đảo không mới, chủ yếu là (i) giả mạo hồ sơ, chứng từ giao dịch; (ii) lợi dụng tài khoản BIDV để thực hiện lừa đảo; (iii) đánh cắp t hông tin thẻ, thực hiện các giao dịch gian lận bằng thẻ giả tại thiết bị chấp nhận thẻ của BIDV. Đáng lưu ý, cuối năm phát sinh vụ việc đối tượng sử dụng súng để uy hiếp, cướp ngân hàng.
Không chỉ riêng các yếu tố bên ngoài, trong năm 2016 cũng ghi nhận các sự cố bước đầu xác định do sai phạm của cán bộ trong quá trình tác nghiệp, gây ra thiệt hại về tài sản cũng như uy tín của BIDV. Bên cạnh đó,
nhận thức về quản lý rủi ro của một bộ phận cán bộ, thậm chí là Lãnh đạo chi nhánh còn hạn chế, không báo cáo/báo cáo không kịp thời thông tin sự cố về Trụ sở chính theo đúng quy định, trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của BIDV.
Trong năm 2016, toàn hệ thống BIDV phát sinh 221.740 trường hợp sai, lỗi (trong đó, 198.868 trường hợp phát hiện từ kết quả rà soát báo cáo giao dịch nghi ngờ, 22.314 trường hợp do đơn vị tự theo dõi phát hiện), giảm 7,1% so với năm 2015, chủ yếu đến từ việc giảm lỗi tác nghiệp phát hiện từ báo cáo giao dịch nghi ngờ. Trong tổng số lỗi phát hiện từ báo cáo giao dịch nghi ngờ, có 153.096 lỗi đã khắc phục, tương ứng với tỷ lệ khắc phục 76,9 %; giảm 1,5% so với năm 2015 [2].