Việt Nam
Một là, BIDV cần thiết đánh giá lại hiệu quả của mô hình quản lý rủi ro vừa tập trung vừa phân tán, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp với thực tế, tuân thủ quy định của NHNN và theo thông lệ quốc tế.
Hai là, các Ban/Trung tâm tại trụ sở chính BIDV cần thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện các quy trình, quy định và các chế tài
nhằm hạn chế tối đa rủi ro đạo đức phát sinh nội bộ và tránh để khách hàng lợi dụng các kẽ hở về cơ chế, chính sách để trục lợi từ ngân hàng...
Ba là, Ban công nghệ/Trung tâm công nghệ thông tin của BIDV cần sớm triển khai chính thức chương trình ứng dụng có thể hỗ trợ các chi nhánh cập nhật, tra cứu, tổng hợp dữ liệu dấu hiệu rủi ro chính, giao dịch nghi ngờ bất thường, sai lỗi nhanh chóng, chính xác, có đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau hay có thể tra cứu thông tin về thực trạng rủi ro hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng. Hệ thống cơ sở dữ liệu phải đảm bảo đầy đủ, tin cậy, tích hợp và luôn được làm giàu.
Bốn là, BIDV cần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác thu thập dữ liệu tổn thất do RRHĐ gây ra. Trên cơ sở thu thập các dữ liệu rủi ro, tổn thất nội bộ và bên ngoài, BIDV cần sử dụng song song 2 phương pháp đo lường rủi ro hoạt động: đo lường định tính và đo lường định lượng. Đối với đo lường định lượng thì việc lưu trữ dữ liệu là quan trọng nhất, phải đảm bảo lưu trữ ít nhất là 3 năm dữ liệu rủi ro hoạt động và chất lượng dữ liệu phải có kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính đúng đắn trong việc tính toán.
Bên cạnh đó, hệ thống cảnh báo sớm trong các hoạt động theo từng phòng/ban nghiệp vụ và phân tích kịch bản cần được hoàn thiện và mở rộng phạm vi. Lợi ích của việc phân tích kịch bản là hỗ trợ Ban Lãnh đạo rút ra những thông tin cần thiết cho hoạt động điều hành, không ngừng cải thiện quy trình QLRRHĐ, thực hiện giám sát rủi ro chủ động để bổ sung cho việc phân tích dữ liệu tổn thất sau này.
Năm là, Ban Công nghệ/Trung tâm công nghệ thông tin của BIDV nghiên cứu việc tích hợp các chương trình ứng dụng, hỗ trợ cán bộ tác nghiệp thao tác nhanh chóng, giảm được tình trạng bỏ sót việc, ví dụ như tích hợp chương trình phát hành thẻ ATM, VISA, đăng ký dịch vụ BSMS, IBMB.
chức nhiều hơn các buổi đào tạo, hội thảo để tạo điều kiện cho các chi nhánh trao đổi những thay đổi trong chính sách, quy định về QLRRHĐ và kinh nghiệm trong QLRRHĐ của các chi nhánh.
Bảy là, BIDV cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng ngừa rủi ro gian lận. Ngân hàng với bản chất hoạt động là kinh doanh tiền tệ nên luôn phải đối mặt với nguy cơ bị gian lận, thậm chí là lừa đảo để chiếm đoạt vốn từ cả bên ngoài lẫn bên trong. Do đó, phòng ngừa rủi ro gian lận đang là vấn đề có tính thời sự hiện nay. Nhiều ngân hàng (phải kể đến Vietcombank, Vietinbank...) đã rất quan tâm đến công tác cảnh báo, nhận diện và phát hiện sớm các gian lận tiềm tàng trong hoạt động của mình để từ đó giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra. Do đó, BIDV cũng cần phải áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngay từ yếu tố con người và mở rộng triển khai hệ thống cảnh báo sớm để nhận diện và ngăn ngừa các rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai.
Tám là, Ban Kiểm tra và Giám sát BIDV cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ công tác QLRRHĐ toàn hệ thống, trong tất cả các mặt hoạt động để kịp thời phát hiện rủi ro và xử lý các sự cố phát sinh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã nêu mục tiêu phát triển và mục tiêu quản lý rủi ro hoạt động của BIDV nói chung và của BIDV - Chi nhánh Hà Thành nói riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro hoạt động tại BIDV - Chi nhánh Hà Thành, đồng thời có đưa ra một số kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Trụ sở chính BIDV để giúp cho công tác quản lý rủi ro hoạt động tại chi nhánh Hà Thành ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn.
KẾT LUẬN
Công tác quản lý rủi ro hoạt động đã là một mảng hoạt động rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại trên thế giới, tuy nhiên, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, công tác này vẫn là một khái niệm mới mẻ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý rủi ro hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo thông lệ quốc tế. BIDV - Chi nhánh Hà Thành là một bộ phận trong bộ máy tổ chức quản lý rủi ro hoạt động của hệ thống BIDV. Từ khi thành lập đến nay, BIDV - Chi nhánh Hà Thành luôn thực hiện theo đúng định hướng và tuân thủ quy định của hệ thống BIDV trong công tác quản lý rủi ro hoạt động. Tuy có nhiều nỗ lực, nghiên cứu học tập kinh nghiệm các chi nhánh trong hệ thống BIDV và một số ngân hàng thương mại khác, công tác quản lý rủi ro hoạt động tại BIDV - Chi nhánh Hà Thành vẫn cần phải tiếp tục cải tiến và hoàn thiện.
Qua thời gian công tác thực tế tại BIDV Hà Thành và quá trình nghiên cứu để thực hiện Luận văn, tôi càng nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thông qua quá trình nghiên cứu Luận văn đã đạt được những kết quả nhất định:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro hoạt động, quản lý rủi ro hoạt động, thực tiễn công tác quản lý rủi ro hoạt động của một số ngân hàng tại Việt Nam và trên thế giới.
Hai là, nghiên cứu thực trạng rủi ro hoạt động, thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành. Trên cơ sở đó, luận văn đã đánh giá thực trạng công quản lý rủi ro hoạt động của Chi nhánh về những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ba là, luận văn cũng đã đưa ra hệ thống những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành.
Tôi rất hy vọng các nhóm giải pháp nêu trên có thể sớm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro hoạt động tại BIDV - Chi nhánh Hà Thành.
Tuy tác giả có nhiều cố gắng trong hoàn thiện đề tài nhưng các thông tin, số liệu thu thập được cũng không thể tránh khỏi thiếu sót vì tính bảo mật của nó. Tác giả rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè, các đồng nghiệp để Luận văn có điều kiện hoàn thiện thêm.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Thầy giáo hướng dẫn khoa học - TS. Nguyễn Đức Hiển cùng với sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Hà Thành.
Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè tại Học viện Ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả tham gia khóa học và hoàn thành bản Luận văn này.
Tiếng Việt
1. BIDV - Chi nhánh Hà Thành (2014-2016), Báo cáo Tổng kết kết quả hoạt
động
kinh doanh và phương hướng nhiệm vụ các năm 2014, 2015, 2016, BIDV - Chi
nhánh Hà Thành.
2. BIDV (2014-2016), Báo cáo thực trạng rủi ro hoạt động của các ngân
hàng
thương mại tại Việt Nam và trên thế giới các năm 2014, 2015, 2016, BIDV.
3. BIDV (2014-2016), Báo cáo thực trạng rủi ro hoạt động tại BIDV năm
2014, 2015, 2016, BIDV.
4. BIDV (2013), Nghị quyết số 2505/NQ-HĐQT ngày 19/12/2013 về việc ban
hành Khung Quản lý rủi ro tổng thể của BIDV, BIDV
5. BIDV (2015), Nghị quyết số 5960/NQ-BIDV ngày 07/08/2015 về định
hướng khung kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016-2020, BIDV.
6. BIDV (2015), Tài liệu tập huấn quản lý rủi ro hoạt động cơ bản, BIDV.
7. BIDV (2015), Quyết định 1387/QĐ-HĐQT ngày 20/05/2015 về việc ban
hành Chính sách quản lý rủi ro hoạt động, BIDV.
8. BIDV (2014), Quyết định 8282/QĐ-HĐQT ngày 15/12/2014 về việc ban
hành Quy định quản lý rủi ro hoạt động, BIDV.
9. BIDV (2013), Tài liệu đào tạo quản lý rủi ro cơ bản, BIDV
10. GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB
Thống kê.
11. TS. Phạm Tiến Thành, Ths Dương Thanh Hà, “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
12. TS. Lê Thanh Tâm, Phạm Bích Liên (2011), “Quản trị rủi ro hoạt động: Kinh
hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
15. Web https://www.vietcombank.com.vn
16. Web https://www.vietinbank.vn
Tiếng Anh
17. Basel II (2004), “Sound Practices for the Management and Supervision of Operational Risk”.
18. Basel II (2011), Principle for the Sound Management of Operational Risk (BCBS 195).
19. KPMG (2013), Financial Services: “Managing Operational Risk Beyond Basel II”.
Các ngân hàng sử dụng phương pháp Chỉ số cơ bản phải duy trì vốn tự có cho rủi ro hoạt động tương ứng bằng một tỷ lệ cố định nào đó (ký hiệu là al - pha) của lợi nhuận gộp hàng năm bình quân, trong thời gian 3 năm. Phần vốn này được tính theo công thức sau:
KBIA = GI x α
Trong đó:
KBIA = Yêu cầu về vốn trong Phương pháp Chỉ số Cơ bản
GI = Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân trong thời gian ba năm trước đó. α = 15%. Tỷ lệ này do Uỷ ban Basel đặt ra, phản ánh mối liên hệ giữa lượng vốn yêu cầu chung của toàn ngành với chỉ số chung của toàn ngành.
Lợi nhuận gộp được tính bằng doanh thu lãi ròng cộng với doanh thu phí ròng. Lợi nhuận gộp cần phải (i) bao gồm các tất cả các khoản dự phòng (như dự phòng cho lãi không thu được) (ii) Không bao gồm lỗ/lãi thu được từ việc bán chứng khoán trong sổ ngân hàng; (iii) loại trừ các khoản mục đặc biệt hoặc bất thường cũng như doanh thu từ dịch vụ bảo hiểm.
2. Phương pháp Chuẩn hóa
Trong phương pháp Chuẩn hoá, các hoạt động ngân hàng được chia thành 8 mảng dịch vụ: tài chính doanh nghiệp, thương mại & bán hàng, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại, thanh toán, dịch vụ đại lý, quản lý tài sản, và môi giới bán lẻ.
Trong mỗi mảng dịch vụ, lợi nhuận gộp là một chỉ số phản ánh quy mô hoạt
động của mảng dịch vụ đó, do vậy, cũng phản ánh mức độ rủi ro hoạt động của mỗi mảng dịch vụ. Yêu cầu về vốn cho mỗi mảng dịch vụ được tính bằng việc nhân lợi nhuận gộp với một hệ số (hệ số beta cho trước) áp dụng cho mảng dịch
ấy
với mỗi một loại hình dịch vụ. Trong Phương pháp Chuẩn hoá, lợi nhuận gộp được đo lường cho mỗi mảng dịch vụ, chứ không tính chung cho cả ngân
hàng, cụ
thể là trong mảng tài chính doanh nghiệp, chỉ số này là toàn bộ lợi nhuận gộp thu
được từ hoạt động tài chính doanh nghiệp của ngân hàng.
Tổng số yêu cầu về vốn được tính bằng cách cộng các yêu cầu về vốn của mỗi mảng dịch vụ với nhau. Tổng yêu cầu về vốn có thể được biểu diễn bằng công thức sau:
KTSA = Σ (GI1-8 x β1-8)
Trong đó:
KTSA = yêu cầu về vốn theo Phương pháp Chuẩn hoá
GI1-8 = Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân của ba năm gần nhất, được xác định như trong Phương pháp Chỉ số Cơ bản nêu trên, cho mỗi một trong 8 mảng nghiệp vụ.
β1-8 = là một tỷ lệ phần trăm cố định, do Uỷ ban Basel quy định, phản ánh mối quan hệ giữa lượng vốn yêu cầu với lợi nhuận gộp của mỗi một mảng nghiệp vụ. Chi tiết các giá trị của beta như sau:
Hệ số Beta cho mỗi mảng nghiệp vụ
T ài chính Doanh nghiệp (β 1) 18%
Thương mại và Bán hàng (β2) 18%
Ngân hàng bán lẻ (β3) 12%
Ngân hàng thương mại (β4) 15%
Thanh toán (β5) 18%
Dịch vụ đại lý (β6) 15%
Quản lý tài sản (β7) 12%
ngân hàng, với điều kiện hệ thống đó đạt được các tiêu chuẩn định tính và định lượng đối với Các ngân hàng chỉ được áp dụng phương pháp AMA sau khi được Cơ quan quản lý ngân hàng cho phép.
Các ngân hàng sử dụng phương pháp AMA sẽ phải tính toán yêu cầu về vốn tự có của mình theo cách áp dụng trong phương pháp này, cũng như của các hiệp ước trước đây cho năm hoạt động trước, trước khi áp dụng Hiệp ước mới vào cuối năm 2006.
Để đủ điều kiện áp dụng phương pháp chuẩn hóa hoặc phương pháp AMA, ngân hàng cần chứng minh với cơ quan quản lý ngân hàng rằng, ít nhất: - Hội đồng quản trị và ban điều hành cao cấp của ngân hàng, tùy từng trường hợp, đóng vai trò tích cực trong việc giám sát hoạt động quản lý rủi ro.
- Ngân hàng phải có một hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp trên một nguyên lý đứng đắn và được thi hành một cách toàn diện và đồng bộ.
- Ngân hàng có đủ nguồn lực cho việc sử dụng phương pháp được lựa chọn trong những mảng nghiệp vụ chính, cũng như trong lĩnh vực kiểm soát và kiểm toán.
Cơ quan quản lý ngân hàng có quyền áp đặt thời gian giám sát ban đầu của việc áp dụng phương pháp chuẩn hóa cho một ngân hàng trước khi nó được sử dụng cho mục tiêu tính toán mức vốn pháp định cần thiết.
Phương pháp AMA cũng đòi hỏi một thời gian giám sát ban đầu của cơ quan quản lý ngân hàng trước khi nó được sử dụng để xác định lượng vốn cần thiết. Thời hạn này sẽ cho phép cơ quan quản lý ngân hàng đánh giá xem phương pháp ấy có chính xác và đáng tin cậy hay không. Hệ thống đo lường nội bộ của một ngân hàng phải dự đoán được với độ chính xác hợp lý quy mô ngân hàng và các yếu tố kiểm soát nội bộ. Hệ thống đo lường của ngân hàng cũng phải có đủ khả năng hỗ trợ việc phân bổ nguồn vốn kinh tế cho các rủi ro tác nghiệp trong các mảng nghiệp vụ để có thể khuyến khích việc cải thiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại mỗi mảng nghiệp vụ.