Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán

Một phần của tài liệu 034 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 101 - 104)

cán bộ

- Đối với cán bộ mới:

nhánh đều cử cán bộ đi đào tạo tập trung lớp cán bộ mới tại Trường đạo tạo BIDV. Qua đó, các cán bộ mới nắm được những kiến thức tổng quan về BIDV, những nghiệp vụ ngân hàng cơ bản. Trong tình hình hiện tại, khi mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung, trong đó đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động ngày càng gia tăng về số lượng và tính phức tạp thì trong chương trình đạo tạo cán bộ mới rất cần thiết phải đi sâu hơn vào chuyên đề về RRHĐ để các cán bộ mới có cái nhìn tổng quan, nắm được sơ bộ về những rủi ro thường xuyên phát sinh trong công việc để có ứng xử phù hợp khi bắt đầu công việc.

- Đối với tất cả cán bộ:

Trước hết, chi nhánh cần khuyến khích cán bộ thường xuyên tự đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công việc.

Qua quá trình tổng hợp báo cáo rủi ro hoạt động tại chi nhánh, bộ phận QLRRHĐ cần thường xuyên nhận định, đánh giá về các khâu, các mặt nghiệp vụ, các cá nhân/đơn vị tiềm ẩn nhiều rủi ro, thường xuyên xảy ra sai lỗi và mức độ tổn thất ước tính của sai lỗi lớn, phối hợp với phòng Tổ chức hành chính báo cáo Ban Giám đốc tổ chức chấn chỉnh kịp thời và có phương án tăng cường đào tạo đối với những mặt nghiệp vụ còn yếu kém.

Bên cạnh việc đào tạo tăng cường nêu trên, chi nhánh cần tổ chức đào tạo tất cả các mặt nghiệp vụ và phát động phòng trào thi đua sôi nổi học tập nghiệp vụ ở tất cả các đơn vị bằng cách tổ chức các kỳ kiểm tra, thi tại chi nhánh hay đăng ký thi trực tuyến với Trường Đào tạo cán bộ BIDV. Kết quả bài kiểm tra của cán bộ tại các buổi tập huấn, thi trực tuyến sẽ là cơ sở để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ cá nhân/tập thể trong tháng, trong quý hay cả năm. Đây sẽ là động lực để cán bộ học hỏi, trau dồi kiến thức kỹ năng nhanh chóng, góp phần giảm thiểu sai lỗi tác nghiệp.

vực QLRRHĐ và những vấn đề pháp lý có liên quan, với mục tiêu truyền tải các nội dung cụ thể, chi tiết hơn chính sách, quy định quản lý rủi ro tới các đơn vị trong chi nhánh. Qua buổi hội thảo, các đơn vị tại Tuyến kiểm soát thứ 1 có thể đưa ra ý kiến phản hồi, vướng mắc trong thực tế triển khai nhiệm vụ. Đây là những đơn vị đầu tiên, trực tiếp và quan trọng nhất thực hiện quản lý RRHĐ trong quá trình thực hiện các giao dịch kinh doanh, trong công tác hỗ trợ hằng ngày tại chi nhánh. Tại buổi hội thảo cũng nên đưa ra sự kiện thực tế về RRHĐ đã xảy ra trong một số mảng nghiêp vụ của BIDV cũng như chi nhánh trong thời gian vừa qua; thực hiện phân tích nguyên nhân và hiệu quả của các biện pháp kiểm soát; phân tích các nhân tố còn tiềm ẩn rủi ro mà Ban Lãnh đạo, cán bộ chi nhánh cần cập nhật, tăng cường các biện pháp, công cụ kiểm soát, trao đổi kinh nghiệm ứng phó với các rủi ro tiềm ẩn. Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức của từng cán bộ về trách nhiệm, rút kinh nghiệm trong thực hiện các công đoạn, quy trình và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, cũng như ý thức tự bảo vệ mình, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý RRHĐ tại đơn vị.

- Đối với cán bộ đầu mối thực hiện công tác QLRRHĐ tại chi nhánh:

Tất cả các cán bộ phụ trách QLRRHĐ tại phòng QLRR cần phải đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để có thể đảm đương tốt nhất công việc được giao, cụ thể: cán bộ phải am hiểu và nắm vững quy trình, quy định của

BIDV, có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin, báo cáo, có

nhiều kinh nghiệm trong tất cả các mặt nghiệp vụ... Cán bộ QLRRHĐ có kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu tốt sẽ cung cấp được các báo cáo có chất lượng, có đánh giá đa chiều, toàn diện, đưa ra được các giải pháp hữu ích thiết thực đối với công tác QLRRHĐ. Điều này góp phần không nhỏ trong việc

nâng cao hiệu quả công tác giám sát/báo cáo RRHĐ.

QLRRTT&TN tổ chức lớp đào tạo chuyên sâu về các chính sách và công cụ mới về QLRRHĐ để cán bộ có điều kiện trao đổi, thảo luận các tình huống, sự kiện RRHĐ thực tế diễn ra tại BIDV cũng như các ngân hàng thương mại khác nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu 034 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w