đầu là Ban Giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo và đề ra các giải pháp chiến lược nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Dưới Ban Giám đốc là 5 khối: Khối quản lý khách hàng, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc.
Hiện nay, phòng Quản lý rủi ro tại BIDV - chi nhánh Hà Thành được bố trí thành 3 tổ, các tổ phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình triển khai nhiệm vụ tại chi nhánh:
- Tổ phụ trách công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng
- Tổ phụ trách công tác quản lý rủi ro hoạt động, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO.
- Tổ pháp chế
2.1.3. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánhHà Thành Hà Thành
Trên cơ sở định hướng của Trụ sở chính BIDV, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám đốc chi nhánh, sự nỗ lực của các đơn vị cùng sự thống nhất, đoàn kết, góp sức của các cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành năm 2016 được đánh giá là một năm thành công trong cả quản trị điều hành và kết quả hoạt động kinh doanh, đóng góp không nhỏ vào thành công chung của hệ thống. Chi nhánh cơ bản hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh đều nằm trong nhóm 5 Chi nhánh dẫn đầu hệ thống. Chi nhánh đã được TSC công nhận hoàn thành xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được vinh danh là một trong ba đơn vị kinh doanh xuất sắc đứng đầu hệ thống năm 2016.
Sau đây là một số kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Hà Thành trong thời gian qua:
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Huy động vốn cuối kỳ 14,889 20,590 23,524
Huy động vốn bình quân 12,782 17,882 20,085
Theo đối tượng huy động vốn
Cá nhân 4,107 6,466 7,786
Tổ chức kinh tế 3,635 7,576 8,752
Định chế tài chính 7,147 6,548 6,986
2.1.3.1. Kết quả chung về hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua, đứng trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng phải tái cơ cấu, sát nhập phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy vậy, BIDV nói chung và BIDV - Chi nhánh Hà Thành nói riêng vẫn vững vàng trong mọi hoạt động kinh doanh.
Biểu đồ 2.1. Hiệu quả kinh doanh tại BIDV Hà Thành 2014 - 2016
(Đơn vị: Tỷ đồng)
■Tồng thu nhập
■Tồng chi phí
■Lợi nhuận trước thuế
(Nguồn: BIDVHà Thành - Báo cáo HĐKD năm 2014-2016 [1])
Số liệu cho thấy kết quả kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Hà Thành liên tục tăng qua các năm. Năm 2015, tổng thu nhập Chi nhánh tăng 118 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng 23%), tổng chi phí tăng 12 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng 11%) nên chênh lệch thu chi tăng 106 tỷ đồng so với năm 2014. Sang năm 2016, tiếp tục đà tăng trưởng, tổng thu nhập của Chi nhánh tiếp tục tăng 157 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 25%), tổng chi phí chỉ tăng 26 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 22%) nên tổng thu nhập tăng tới 131 tỷ đồng so với năm 2015. Như vậy, chỉ trong 03 năm từ 2014 đến 2016, chênh lệch thu chi của Chi nhánh đã tăng tới 57%. Điều này có được do Ban Lãnh đạo chi nhánh đã rất sát sao trong công tác chỉ đạo các mặt hoạt động của Chi nhánh, liên tục mở rộng quy mô và tăng hiệu quả hoạt động, góp phần đưa tổng thu nhập toàn chi nhánh tăng trưởng 96%. Đây thực sự được coi là thành tích nổi bật của BIDV - Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2014 - 2016.
2.1.3.2. Kết quả hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2014-2016
Doanh số thu nợ 3,052 51,418 91,767
Dư nợ 9,265 14,042 14,540
Nợ quá hạn 20 43 3
Nợ xấu 83 21 20
(Nguồn: BIDVHà Thành - Báo cáo HĐKD năm 2014-2016 [1])
Nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, thách thức trong thời gian qua, tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng, công tác huy động vốn của BIDV - Chi nhánh Hà Thành vẫn đảm bảo theo đúng định hướng của Trụ sở chính, quy mô huy động vốn được duy trì tăng trưởng qua các năm và đều ở mức hợp lý đồng thời cơ cấu huy động vốn tập trung theo hướng gia tăng tỷ trọng nguồn vốn ổn định, nguồn tiền gửi không kỳ hạn giá rẻ góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh. Chỉ trong vòng 3 năm, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng trưởng tới 58%, tương ứng với số tăng trưởng tuyệt đối là 8.635 tỷ đồng, đưa nguồn vốn huy động của Chi nhánh từ 14.889 tỷ đồng năm 2014 lên 23.524 tỷ đồng năm 2016.
Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng
(Nguồn: BIDVHà Thành - Báo cáo HĐKD năm 2014-2016 [1])
Trong cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng, nếu như năm 2014, huy động vốn từ đối tượng Định chế tài chính (ĐCTC) chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 48%) trong tổng nguồn vốn huy động thì trong năm 2015, 2016, cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các đối tượng là Tổ chức kinh tế (TCKT) và Dân cư. Cụ thể, trong năm 2015, huy động vốn ĐCTC là 6.548 tỷ đồng, chiếm 32%, huy động vốn TCKT là 7.576 tỷ đồng, chiếm 37%, huy động vốn dân cư là 6.466 tỷ đồng, chiếm 31% tổng nguồn vốn huy động và năm 2016, huy động vốn ĐCTC là 6.986 tỷ đồng, chiếm 30%, huy động vốn TCKT là 8.752 tỷ đồng, chiếm 37%, huy động vốn dân cư là 7.786 tỷ đồng, chiếm 33% tổng nguồn vốn huy động.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động tín dụng
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tại chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2014-2016
Dư nợ của Chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng qua các năm, từ mức dư nợ 9.265 tỷ đồng năm 2014 lên tới 14.540 tỷ đồng năm 2016, tương ứng với mức tăng 5.275 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt trên 57%. Trong cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, từ năm 2014 đến năm 2015, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung, dài hạn. Riêng đến năm 2016, với việc một số khoản vay ngắn hạn lớn đáo hạn và Chi nhánh thực hiện đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của một số tập đoàn, tổng công ty lớn, có uy tín khiến cho cơ cấu dư nợ trung, dài hạn vượt hơn so với dư nợ ngắn hạn.
Chất lượng tín dụng của Chi nhánh được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 đều thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược của BIDV (tỷ lệ nợ xấu: 2%, tỷ lệ nợ nhóm 2: 5%). Dư nợ xấu tuyệt đối năm 2016 của Chi nhánh là 20 tỷ đồng, chiếm 0,13% tổng dư nợ, dư nợ nhóm 2 chỉ còn ở mức 0,02% tổng dư nợ.