Phát triển tín dụng kháchhàng cá nhân của một số ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 188 PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với PHÂN đoạn THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 33 - 37)

1.4. Phát triển tín dụng kháchhàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại trong

1.4.1. Phát triển tín dụng kháchhàng cá nhân của một số ngân hàng thương mạ

thương mại trong và ngoài nước

1.4.1.1. Cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Mỹ

Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, đặc biệt là cho vay tiêu dùng tại Mỹ đã tồn tại khá lâu đời và rất phát triển. Tỷ trọng cho vay tỉêu dùng tại các ngân hàng thường chiếm khoảng từ 40% đến 60% tổng dư nợ và đây cũng là một trong những khoản mục mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các ngân hàng. Tại Mỹ, tín dụng khách hàng cá nhân rất phát triển và mở rộng tới tất cả các đối tượng khách hàng, các sản phẩm rất đa dạng, đặc biệt là các khoản cho vay thông qua thẻ tín dụng. Nhờ có công nghệ phát triển vào bậc nhất thế giới, do vậy việc quản lý các khoản vay rất chặt chẽ và linh hoạt. Một số ngân hàng lớn sử dụng hệ thống xét duyệt tín dụng tự động đối với khách

hàng cá nhân để giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, thu hút khách hàng 110'11... (hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng). Tuy nhiên, do việc mở

rộng ồ ạt, hạ các tiêu chí xếp hạng chấm điểm tín dụng đối với khách hàng Mỹ trong thời gian qua (cho vay dưới chuẩn, thậm chí cho vay cả những khách hàng không có khả năng tài chính) là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 và hàng loạt các hậu quả kéo dài sau đó cho toàn thế giới. Những khoản cho vay nhóm này tăng vụt từ 160 tỷ USD năm 2001 lên 540 tỷ USD năm 2004 và 1.300 tỷ USD năm 2007. Ước tính trong 22.000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó có 4000 tỷ USD là nợ xấu. Việc mở rộng cho vay khiến cho người dân Mỹ đua nhau đi mua nhà, đẩy giá nhà nhà lên cao vượt giá trị thực của nó, từ đó hình thành thị trường nhà đất với những cơn sốt ảo. Để có thêm vốn đáp ứng việc cho vay mua nhà, các ngân hàng đã sử dụng hình thức chứng khoán hóa, sử dụng chính các hợp đồng cho vay mua nhà làm tài sản để phát hành trái phiếu ra thị trường Mỹ và thị trường tài chính thế giới. Khi đến kỳ hạn các khoản cho vay dưới chuẩn không có khả năng trả nợ, dẫn đến tình trạng vỡ nợ dây chuyền, hàng loạt các công ty Tài chính, Công ty Bảo hiểm, ngân hàng sụp đổ. Tính đến đầu năm 2009, tổng dư nợ trên thẻ tín dụng ở Mỹ đã lên đến gần 900 tỷ USD. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các ngân hàng thu hẹp cho vay và cũng không sẵn sàng cho vay như trước. Theo Cục dự trữ Liên bang, cho vay tiêu dùng của Mỹ đã giảm 2,41 nghìn tỷ trong tháng 10/2010.

1.4.1.2. Cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước có nền kinh tế phát triển đứng thứ 2 trên thế giới, với dân số hơn 1,3 tỷ người, GDP đạt mức tăng trưởng 10,3% cao hơn mục

tiêu tăng trưởng đề ra (8%). Đây là lợi thế để các NHTM Trung Quốc phát triển cho vay đối với KHCN.

Ngân hàng Thượng Hải - Phú Đông là một trong các ngân hàng thương mại của Trung Quốc đã sớm phát triển về tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Ngân hàng đã thực hiện liên kết với các công ty bất động sản để đơn giản hóa thủ tục về tài sản thế chấp và giản tiện các thủ tục, rút ngắn về thời gian mà khách hàng phải đến giao dịch với ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng này còn phối hợp với các công ty lữ hành để đưa ra các khoản cho vay du lịch, thực hiện cho vay đối với các sinh viên đại học.... Để thực hiện các chương trình này. ngân hàng đã tăng gấp đôi số nhân viên marketing (chiếm 20% quỹ lương).

Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc cũng đưa ra các giải pháp để phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân như tăng thời hạn cho vay tối đa từ 20 năm lên 30 năm. nâng giá trị khoản vay từ 70% lên 80% so với giá trị tài sản thế chấp. Ngân hàng này cũng bắt đầu chấp thuận các khoản vay do cá nhân bảo lãnh, bãi bỏ yêu cầu người đi vay cần phải được người chủ lao động của mình đứng ra bảo đảm cho khoản vay.

Để phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân, NHTW Trung Quốc đã tăng cường xây dựng các hệ thống thích hợp và các chính sách hỗ trợ, đưa ra những quy định về các khoản vay mua nhà trả chậm. Chính Phủ Trung Quốc còn tiến hành các biện pháp nhằm tăng thu nhập cho người dân, phát triển cơ sở hạ tầng. góp phần tăng nhu cầu tiêu dùng và khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Để tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, theo các nhà tư vấn Trung Quốc. nên tách riêng lĩnh vực cho vay tiêu dùng thành một

bộ phận kinh doanh độc lập. Do vậy, ngày 01/3/2010 hai công ty tài chính đã được thành lập tại Bắc Kinh (công ty tài chính tiêu dùng Bắc Ảnh, công ty tài chính tiêu dùng Tứ Xuyên Tấn Thành). Hai công ty tài chính tiêu dùng này sẽ cung cấp dịch vụ mua sắm các tài sản sử dụng lâu dài như thiết bị nội thất, điện thoại di động cao cấp, máy tính, đáp ứng nhu cầu phục vụ giáo dục, du lịch... hai công ty này không cần bảo lãnh và thế chấp đối với các khoản cho vay và cũng không cung cấp dịch vụ bảo lãnh.

1.4.1.3. Cho vay đối với khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở nước ta đang phát triển hết sức nhanh chóng với hoạt động kinh doanh đa dạng, sôi động và liên tục đổi mới để bắt kịp sự thay đổi của nền kinh tế và nhu cầu thị trường. Trong bối cảnh đó, giữa các ngân hàng thương mại có sự cạnh tranh mạnh mẽ về quy mô, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng về sản phẩm. Sự cạnh tranh trên thị trường giữa các tổ chức trung gian tài chính đã tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng nhưng cũng gây áp lực cho các ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh, một số NHTM Việt Nam đã phát huy thế mạnh và tạo nên sự khác biệt trong chiến lược phát triển cho vay khách hàng cá nhân.

■ Ngân hàng TMCP Á Châu: Đã tập trung trong lĩnh vực cho vay mua nhà trả góp, ngân hàng này đã thành lập hẳn “siêu thị địa ốc” để đáp ứng nhu cầu khách hàng, mức cho vay cạnh tranh lên tới 80% nhu cầu.

■ Ngân hàng Techcombank: Cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng được xác định là đoạn thị trường mục tiêu. Để thu hút khách hàng, ngân hàng này cũng đã đưa ra một số sản phẩm mang đặc trưng riêng của

ngân hàng: Gói sản phẩm “gia đình trẻ”, là gói sản phẩm phục vụ nhu cầu vay vốn để trang trải chi phí mua sắm tiện nghi cho gia đình; sản phẩm cho vay phố chợ, thực hiện thu nợ theo tuần và thu tại quầy bán hàng của khách hàng vay vốn.

■ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Đã tạo sự khác biệt của sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân như cho vay mua ôtô, để tạo sự khác biệt và nâng sức cạnh tranh của sản phẩm, ngân hàng đã nâng mức cho vay lên tới 90% giá trị xe...

Bên cạnh các chương trình/ sản phẩm cụ thể, các ngân hàng thương mại không ngừng hoàn thiệnh và tung ra thị trường những sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân ngày càng đa dạng hơn.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng TMCP Công Thương ViệtNam trong phát triển tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 188 PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với PHÂN đoạn THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w