Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu 188 PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với PHÂN đoạn THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 65 - 68)

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với đoạn thị

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Khủng khoảng kinh tế

Khủng khoảng kinh tế bùng phát tại Mỹ và lan toả trên toàn cầu, Việt Nam không năm ngoài vòng xoáy đó, Chính phủ Việt Nam phải đưa ra giải pháp thắt chặt tiền tệ, các NH tại Việt Nam đã phải thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. Đối tượng hạn chế tín dụng đầu tiên là các khoản cho vay tiêu dùng phục vụ KHCN và các khoản đầu tư bất động sản. Cuối năm 2008 và sang đầu năm 2009 nền kinh tế thế giới chuyển từ lạm phát sang suy thoái, theo đó, gói giải pháp hỗ trợ lãi suất, các giải pháp kích cầu tiêu dùng của

Chính phủ đã tác động đến tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng, cho vay KHCN, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế tác động, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nên nhiều khách hàng không dám mở rộng sản xuất, thậm chí phải co hẹp sản xuất, thu nhập của người dân bị giảm, do vậy nhu cầu tiêu dùng cũng chững lại.

Từ cuối năm 2009 trở lại đây, kinh tế có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên không ổn định, gây ra những biến động lớn về lạm phát, lãi suất, giá cả... đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cho vay của ngân hàng. Năm 2010, tín dụng khách hàng cá nhân vẫn duy trì ở mức độ cầm chừng.

Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

Hoạt động tín dụng nói chung và đặc biệt là hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân luôn trong tình trạng bất cân xứng thông tin. Các thông tin về khách hàng cá nhân thường thiếu minh bạch và khó xác định. Hoạt động kinh doanh của cá nhân/ hộ gia đình không bắt buộc phải báo cáo theo quy định, giao dịch thanh toán được thực hiện chủ yếu là tiền mặt, chưa có trung tâm dữ liệu về khách hàng cá nhân, ... nên hạn chế trong quá trình thẩm định xét duyệt cho vay cũng như quản lý khoản vay.

Môi trường pháp lý chưa đồng bộ

Sau ba năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO (11/01/2007), môi trường pháp lý cua Việt Nam đã có nhiều thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Nhìn một cách tổng thể thì môi trường pháp lý Việt Nam ngày càng mở rộng về lĩnh vực xã hội được điều chỉnh. Song yêu cầu thượng tôn pháp luật của WTO, môi trường pháp lý của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải bàn, trong đó nổi cộm hơn cả là chúng ta chưa đủ các chế tài pháp ly và chất lượng xây

dựng các văn bản chưa cao. Báo cáo môi trường kinh doanh 2009 khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế Giới xếp hạng Việt Nam đứng thứ 92 về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh, giảm một bậc so với năm 2008. Nguyên nhân của việc tụt giảm này không thể loại trừ việc thiếu một môi trường pháp lý minh bạch. Một môi trường pháp lý thiếu minh bạch rất hạn chế cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Cụ thể đối với hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân còn một số bất cập như:

■ Việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tiêu dùng. Theo quy định tại Khoản 7 Điều 113 của Luật Đất đai quy định rõ: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có quyền thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn SXKD. Tuy nhiên các nội dung khác trong luật không nhắc tới việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, do vậy luật không rõ ràng là có được phép hay không, nhưng nếu không được phép là không hợp lý.

■ Theo hướng dẫn tại công văn số 232/ĐKGDBĐ-NV ngày 04/10/2004 của Cục ĐKGDBĐ: Đối với trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai, NH và KHVV ký hợp đồng thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở và thực hiện đăng ký tại các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên trong thực tế: Một số trung tâm ĐKGDBĐ trực thuộc Cục ĐKGDBĐ từ chối khi ngân hàng yêu cầu đăng ký. Lý do từ chối: Hợp đồng thế chấp quyền tài sản thuộc quyền đăng ký giao dịch bảo đảm của Trung tâm ĐKGDBĐ, nếu đưa quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở vào thì thẩm quyền đăng ký sẽ chuyển sang Văn phòng đăng ký QSD đất ....

Thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng và vay vốn của khách hàng cá nhân

Người dân Việt Nam chưa thực sự có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Nguyên nhân là trình độ dân trí của khách hàng còn chưa cao, dịch vụ ngân hàng còn chưa thân thiện, gần gũi, thủ tục khi tiếp xúc với ngân hàng còn chưa thực sự thuận tiện và tốn nhiều thời gian. Nhiều cá nhân do không hiểu biết đầy đủ nên đã chấp nhận vay “nóng“ vay “nặng lãi“ bên ngoài hoặc để “cò“ dắt mối.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên thị trường Việt Nam ngày càng gay gắt, đặc biệt là với các ngân hàng thương mại cổ phần, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO, do đó thị phần cho vay khách hàng cá nhân bị chia sẻ.

Một phần của tài liệu 188 PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với PHÂN đoạn THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w