Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong

Một phần của tài liệu 188 PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với PHÂN đoạn THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 37 - 40)

1.4. Phát triển tín dụng kháchhàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại trong

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong

Từ nghiên cứu phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của một số ngân hàng TMCP trong và ngoài nước trên, có thể rút ra một số bài học giá trị đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Một là, bài học thất bại của Mỹ khi cho vay dưới chuẩn, đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính và lan sang các nước khác, gây ra sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn, trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân cần tránh cho vay dưới chuẩn. Do vậy, tuân thủ chuẩn mực tín dụng là yêu cầu nghiêm ngặt và là yếu tố quan trọng của an toàn trong cho vay. Đồng thời các NHTM cần xây dựng hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả, xử lý nghiêm túc các vi phạm, đảm bảo sự hoạt động đồng bộ trong toàn hệ thống.

Hai là, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng và chăm sóc khách hàng theo hướng giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Để đạt được mục tiêu trên các ngân hàng đặc biệt chú trọng thực hiện các biện pháp như:

■ Thực hiện văn hóa giao tiếp với khách hàng, cởi mở, thân thiện, làm hài lòng khách hàng, hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng, đặc biệt đối với những khách hàng VIP, khách hàng tiềm năng.

■ Căn cứ kết quả cho vay (số lượng và chất lượng) để xây dựng cơ chế tiền lương, nhằm khuyến khích nhân viên chăm sóc tốt và thu hút khách hàng.

■ Thúc đẩy bán chéo sản phẩm, kết hợp thành các gói sản phẩm nhằm mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

■ Tăng thời gian giao dịch để có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng hơn và tiện lợi trong giao dịch của khách hàng.

Ba là, phát triển kênh phân phối sản phẩm cho vay:

■ Bên cạnh hệ thống phân phối sản phẩm truyền thống là trụ sở chi nhánh, phòng điểm giao dịch, các ngân hàng đã phát triển hệ thống hỗ trợ bán hàng qua điện thoại, ATM, internet... để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng...

■ Thực hiện liên kết với các đối tác như: Showroom ôtô, xe máy, sàn bất động sản, các siêu thị, cửa hàng lớn, các chủ đầu tư dự án. nhằm liên kết giới thiệu, cho vay đối với khách hàng cá nhân.

Bốn là, phát triển hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng, hội nghị khách hàng, hội thảo, tập huấn chuyên đề về cho vay đối với khách hàng cá nhân. Đẩy mạnh công tác quảng bá về ngân hàng, về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức phong phú, đa dạng.

nhằm thu hút và khuyếch trương hình ảnh về ngân hàng trong tâm trí khách hàng.

Kết luận chương 1

Toàn bộ nội dung chương 1, luận văn đã phân tích và làm rõ được những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với phân đoạn thị trường khách hàng cá nhân như: Vai trò, đặc điểm của tín dụng khách hàng cá nhân. Đặc biệt đã chỉ rõ hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển của tín dụng khách hàng cá nhân. Luận văn cũng đã giành thời lượng nhất định để nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN TÍN DỤNG ĐOẠN ĐỚI VỚI PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

Một phần của tài liệu 188 PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với PHÂN đoạn THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w