3.2. Giải pháp phát triển tín dụng đối với phân đoạn thị trường kháchhàng cá nhân
3.2.7. Nâng cao hiệu quả công tác quảng bá sản phẩm tín dụng dành cho khách
Bất kỳ một sản phẩm/dịch vụ mới nào khi thâm nhập vào thị trường rất cần có những chương trình quảng cáo rộng rãi trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng biết được sự tồn tại. Trước hết việc này nhằm tăng cường nhận thức của các khách hàng hiện tại và sau đó tạo ra nhận thức về sự tồn tại của sản sản phẩm cho khách hàng mới hoặc thị trường mới. Tuy nhiên để gây ấn tượng tốt và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của khách
hàng, thông điệp và hình ảnh đưa ra phải thống nhất, đánh trúng vào tâm lý và ý thích của khách hàng nhưng đồng thời cũng phản ánh được những mặt tích cực, ưu điểm, lợi thế có trong sản phẩm/dịch vụ. Để nâng cao hiệu quả của công tác quảng bá sản phẩm cần phân đối tượng khách hàng để có các hình tức quảng bá phù hợp: Khách hàng mới, khách hàng đang sử dụng dịch vụ, khách hàng thân thiết, khách hàng lớn tuổi, khách hàng trẻ tuổi, khách hàng thường xuyên sử dụng Internet, email, khách hàng chỉ sử dụng báo giấy..., từ đó có các hình thức quảng bá phù hợp: quảng cáo qua truyền hình, qua báo giấy, SMS, đài phát thanh, marketing trực tiếp...
Khi tiến hành quảng cáo, cần tìm hiểu khách hàng tiềm năng của mình sử dụng và tin cậy nguồn thông tin nào, cũng như cần biết đối tượng khách hàng để lựa chọn cách thức, phương tiện chuyển tải thông tin. Ví dụ, đối với khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ có thể thích hợp với loại hình quảng cáo bằng tờ rơi, báo chí, sử dụng PR. Trong khi đó, với những khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ thì có thể sử dụng thư tay trực tiếp hay thư điện tử để truyền tải thông điệp hoặc giới thiệu sản phẩm mới. Neu một thông điệp hay, gây được ấn tượng mạnh mẽ khiến hình ảnh của ngân hàng cũng như của sản phẩm gần gũi với khách hàng, khơi gợi nhu cầu về sản phẩm.
3.2.8. Nâng cao vai trò của việc chăm sóc khách hàng, đặc biệt là phânkhúc khách hàng VIP