III. GIÁ TRỊ TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
CÂU HỎI ÔNT ẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Phân tích bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế dẫnđến ra đời Tư tưởng Hồ Chí Minh?
2. Trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển tưtưởng Hồ Chí Minh. Trong những giai đoạn đó, giai đoạn nào tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam? Hãy chứng minh.
3. Phân tích vai trò của tư tưởng văn hóa truyền thống ViệtNam đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
4. Tại sao nói văn hóa tiến bộ phương Tây có ảnh hưởngchi phối đến việc lựa chọn con đường cứu nước của Hồ Chí Minh?
5. Phân tích các nhân tố góp phần hình thành tư tưởng HồChí Minh. Nhân tố nào là quan trọng nhất, quyết định bản chất tư tưởng của Người? tại sao?
6. Thuyết trình lý do Hồ Chí Minh ra nước ngoài và cácmục tiêu mà Hồ Chí Minh đã đạt được ở mỗi giai đoạn cụ thể
(trong 5 giai đoạn hình thành tư tưởng của Người)
Chương 3
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Mục tiêu
cầu đạt.
- TRÌNH BÀY lại được các luận điểm của Hồ Chí Minh vềvấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc, về CNXH và về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- THUYẾT TRÌNH được một số luận điểm của Hồ Chí Minhvề vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc và về quan hệ giữa độc lập dân tộc với CNXH
- PHÂN TÍCH được các vấn đề: sáng tạo của Hồ Chí Minh vềvấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc và về các động lực cơ bản của CNXH Việt Nam, bước đi, biện pháp tiến hành xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
- Có khả năng VẬN DỤNG một số quan điểm của Hồ ChíMinh về CNXH và thời kỳ quá độ trong thực tiễn học tập và công tác.
Tài liệu tham khảo.
1. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 41, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva, 1977.
(Các bài: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản, Báo cáo của tiểu ban về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
2. Nguyễn Duy Quý: Những vấn đề lý luận về CNXH và conđường đi lên CNXH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
NỘI DUNG
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀĐỘC LẬP DÂN TỘC
1. Cơ sởhình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđộc lậpdân tộc
- Tư tưởng và văn hoá truyền thống của dân tộc. (Hạt nhânlà chủ nghĩa yêu nước…)
- Cách mạng tháng Mười Nga và Luận cương của Lênin vềvấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Nội dung Luận cương Lênin: cách mạng vô sản là con đường duy nhất giải phóng các dân tộc thuộc địa.
- V.I. Lênin chủ trương giải phóng toàn thể các dân tộcthuộc địa thoát khỏi ách áp bức của Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân. (giúp Hồ Chí Minh nhận ra sự gắn bó giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới)
- Con đường cứu nước duy nhất của dân tộc Việt Nam làcứu nước theo con đường cách mạng vô sản; đồng minh của cách mạng vô sản Việt Nam
là giai cấp vô sản toàn thế giới. “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc …”)
- Trách nhiệm của các Đảng Cộng sản ở các nước chínhquốc là phải giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc và làm cho các phong trào này phát triển theo con đường cách mạng vô sản.
- Các cuộc cách mạng và các phong trào giải phóng dântộc và con đường cứu nước của các nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
- Hồ Chí Minh đã khảo sát rất kĩ các phong trào đấu tranhtrong nước, Người nhận định:
+ Phan Bội Châu – “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
+ Phan Chu Trinh – “Xin sỏ thực dân pháp rủ lòng thương cũng không đòi được độc lập”.
+ Hoàng Hoa Thám – “Thực tế hơn hai cụ Phan, nhưng Cụ còn nặng cốt cách phong kiến”.
- Khảo sát các phong trào đấu tranh cứu nước của các dântộc phương Đông:
+ Thổ Nhĩ Kỳ - “Thành công không đến nơi”.
+ Ấn Độ (Gandi) – “Không thể thực hiện độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ” và “Ganđi không phải là một nhà cách mạng, Ganđi chỉ là một nhà cải cách”.
+ Trung Quốc (Tôn Trung Sơn) – cách mạng Trung Quốc “Gần gũi” với Việt Nam và đường lối của Tôn Trung Sơn đã “tiếp cận” đến con đường cách mạng vô sản.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđộc lập dân tộc
a. Khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc