Một số nguyên tắc, bước đi, biện pháp xâydựng

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 51 - 54)

- Mụctiêu chung của chủnghĩa xã hội: Độc lập, tự do chodân tộc, hạnh

d. Một số nguyên tắc, bước đi, biện pháp xâydựng

chủnghĩa xã hội trong thời kỳquá độ.

* Những nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:

+ Quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập kinh nghiệm của các nước nhưng không được giáo điều, máy móc. Phải giữ vững độc lập dân tộc, tự chủ, tự cường.

+ Căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân để xác định bước đi cho phù hợp.

* Về bước đi cụ thể của thời kỳ quá độ:

Trong thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh chưa nói rõ các bước đi cụ thể, song tìm hiểu kỹ tư tưởng của Người, chúng ta có thể hình dung ba bước sau:

Thứ nhất: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, chúng ta vừa ra khỏi chiến tranh, “Nếu đểdân đói là chính phủ có lỗi, mọi chính sách của Đảng không thực hiện được”(T7, tr. 532), “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung thì phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính” (T10, tr.180); phải ưu tiên phát triển nông nghiệp còn bởi vì chúng ta có “thiên thời” (khí hậu, đất đai), “nhân hòa” (lực lượng lao động nông nghiệp). Vì vậy, “Trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, ta phải dựa vào nông nghiệp và phát triển nông nghiệp là cực kỳ quan trọng” (Bài phát biểu tại hội nghịtrung ương bàn về phát triển công nghiệp, T10, tr.34);

Thứ hai: phát triển tiểu công nghiệp và công nghiệp nhẹ Thứ ba là phát triển công nghiệp nặng

Người viết: "Mấy năm kháng chiến, ta chỉ có nông thôn, bây giời mới có thành thị...nếu muốn công nghiệp hóa gấp là chủ quan...Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng, 'làm trái với Liên Xô cũng là Mácxít"

- Thời kỳ quá độ phải trải qua nhiều bước (nhiều chặngđường). Bước dài, bước ngắn là do hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn

- Phương hướng chung là phải tiến lên dần dần, từ thấpđến cao, đi bước nào vững chắc bước ấy, phải coi trọng các khâu trung gian, quá độ nhỏ.

- Không ham làm lớn, làm mau, không được chủ quan,nóng vội ‚‘‘đốt cháy giai đoạn‘‘ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ đảng viên tránh nôn nóng, chủ quan, “đốt cháy giai đoạn” trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Phải kiên nhẫn bắc những nhịp cầu nhỏ và vừa, phải chọn những giải pháp trung gian và quá độ” (T7, tr.538), “Phải trải qua nhiều bước, dài, ngắn là tùy hoàn cảnh. Mỗi bước, chớ ham làm mau, ham rầm rộ. Làm ít mà chắc, đi bước nào, vững bước ấy tiến tới dần dần” (T7, tr.540).

* Về biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Trong điều kiện chiến tranh, Hồ Chí Minh chủ trương thựchiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa bảo vệ chủ nghĩa xã hội

- Biện pháp cơ bản xây dựng chủnghĩa xã hội trong thờikỳquá độ gồm:

+ Kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó xây dựng là chủ yếu và lâu dài + Thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội hài hòa đảm bảo cho các thành phần kinh tế, thành phần xã hội đều có điều kiện phát triển

+ Phương thức chủ yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội là “đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân”; “đó là chủ nghĩa xã hội nhân dân'', không phải là chủ nghĩa xã hội Nhà nước“; xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể bằng mệnh lệnh từ trên xuống.

+ Coi trọng vai trò quyết định của biện pháp tổ chức thực hiện và phát huy nỗ lực chủ quan trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh chủ trương: chỉ tiêu một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi,...có như thế kế hoạch mới hoàn thành tốt được

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)