- Mụctiêu chung của chủnghĩa xã hội: Độc lập, tự do chodân tộc, hạnh
b. Quan điểm củaHồ ChíMinh về đặc điểm, bản chất, và tính chất thờ
kỳquá độ lên chủnghĩa xã hội ở
Việt Nam
* Đặc điểm của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng Việt Namlà tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
- Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam: Đặc điểm “to nhất” của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây là đặc điểm cơ bản, bao trùm, chi phối các đặc điểm khác…của thời kỳ quá độ
- Khó khăn cơ bản: xuất phát điểm thấp kém về kinh tế,xã hội và sự phá hoại của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. Vì vậy thời kỳ quá độ
phải kéo dài, đầy khó khăn, phức tạp…
(Thời Hồ Chí Minh, chúng ta xây dựng chủ nghĩa trong điều kiện vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.)
* Bản chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá trình cải biếncách mạng toàn diện sâu sắc, triệt để toàn bộ đời sống xã hội trong đó trọng tâm là cải biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thành nền sản xuất lớn hiện đại xã hội chủ nghĩa. Đây là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go phức tạp trong điều kiện mới, so sánh lực lượng trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu tranh cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
- Mâu thuẫn của thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa yêu cầuphát triển cao của đất nước theo con đường tiến bộ (Chủ nghĩa xã hội) với thực trạng kinh tế 0 xã hội thấp kém, lạc hậu của đất nước cùng với các thế lực cản trở phá hoại sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Biện chứng của mâu thuẫn: cái hôm nay không phải là lạc hậu thấp kém thì ngày mai sẽ trở thành cái lạc hậu, thấp kém đòi hỏi phải tiếp tục cải biến...
* Tính chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình dần dần, khó khăn phức tạp và lâu dài, vừa phải cải tạo xã hội cũ, vừa xây dựng xã hội mới. (HồChí Minh đặc biệt nhấn mạnh tính chất tuần tự, lâu dài của thời kỳ này). Tính chất phức tạp
và khó khăn, lâu dài của thời kỳ quá độ được Hồ Chí Minh lý giải trên các cơ sở sau:
+ Thứ nhất, đây là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã
hội, đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn khác nhau và luôn gặp phải sự chống đối của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
+ Thứ hai, hình thức quá độ gián tiếp từ một nước lạc hậu tiền tư bản chủ
nghĩa trong khi xuất phát điểm kinh tế xã hội của ta rất lạc hậu thấp kém.
+ Thứ ba, xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc hoàn toàn mới mẻ, chúng ta chưa có kinh nghiệm phải vừa làm vừa học và không thể tránh được thiếu sót, sai lầm, thậm chí thất bại tạm thời, cục bộ... (Lênin: chúng ta phải trả học phí cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội)
c. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung, nhiệm vụ xây dựng chủnghĩa
xã hội trong thời kỳ quá độở Việt Nam.
* Nội dung:
- Nội dung tổng quát:
“Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải một sớm, một chiều cứ muốn là được…phải thiết thực từng bước vững chắc…chớđem cái chủ quan thay cho
thực tế. Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân. Làm cho người nghèo thì đủăn; người đủăn trởnên khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm”.
- Các nội dung cụ thể:
Về chính trị: Nội dung quan trọng nhất là giữ vững và phát huy vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Về kinh tế:
+ Tăng gia sản xuất gắn liền với thực hành tiết kiệm, nâng cao năng xuất lao động trên cơ sở tiến hành công nghệp hóa xã hội chủ nghĩa.
+ Xác định cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, coi trọng thương nghiệp + Phát triển kinh tế nhiều thành phần + Thực hiện
phân phối theo lao động.
Về văn hóa: Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về xây dựng quan hệ xã hội: dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con
người
* Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ:
+ Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; Xây dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
+ Kết hợp cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trong đó xây dựng là chủ yếu và lâu dài.
* Những nhân tố đảm bảo thắng lợi cho nhiệm vụxây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gồm:
+ Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. + Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.
+ Phát huy tính tính cực chủ động của các tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị xã hội.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.