Đảng Cộng sảnViệt Namlà nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 56 - 66)

- Mụctiêu chung của chủnghĩa xã hội: Độc lập, tự do chodân tộc, hạnh

1. Đảng Cộng sảnViệt Namlà nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

* Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin: Đảng Cộng sản là đội tiên

phong chiến đấu của giai cấp công nhân và là nhân tố quyết định đối với quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân

* Vai trò của Đảng về mặt lý luận, theo Hồ Chí Minh thểhiện ở chỗ:

- Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã có nhiềuchính đảng, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân ta nổi ra ở khắp nơi, song đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một chính đảng có bản chất cách mạng triệt để, thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn. Sự ra đời của Đảng đáp ứng yêu cầu của lịch sử là vạch ra được đường lối cách mạng đúng đắn dẫn đường cho dân tộc

- Khi có Đảng, để cách mạng thành công Đảng tập hợp, tổchức, giáo dục, lãnh đạo quần chúng tham gia cách mạng:

+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhưng sức mạnh đó chỉ có được khi quần chúng nhân dân được tổ chức lại, và có một đường lối lãnh đạo đúng đắn. Vì vậy yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một chính cách mạng chân chính.

Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?’’ và Người khẳng định cách mạng “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tôc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy ‘’ (T2, 267 - 268)

+ Sự ra đời, tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam vừa phù hợp với quy luật vận động, phát triển của xã hội Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xứng đáng là đội ngũ tiên phong là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của cả nhân dân, có khả năng lôi kéo, tập hợp các tầng lớp nhân dân đứng lên làm cách mạng.

- Sau khi cách mạng thành công, vẫn cần có sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản. Bởi vì:

+ Dù nhân dân đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và mưu mô đế quốc xâm lược vẫn còn.

+ Vì phải xây dựng kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội cho nên Đảng vẫn phải tổ chức, lãnh đạo, giáo dục quần chúng, để đưa nhân dân lao động đến thắng lợi cuối cùng” (tập 8, tr.273-274, 2011)

* Vai trò của Đảng trong thực tiễn, theo Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: - Mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam là giải phóng dântộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, ngoài ra Đảng không có mục đích nào khác. - Sứ mệnh của Đảng ta là trên cơ sở đường lối đúng đắn vàsự tiên phong gương mẫu của đảng viên trong hành động thực tế, Đảng đã thu phục, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân; định hướng các nguồn lực của dân tộc tạo thành sức mạnh tổng hợp đủ khả năng giải quyết các nhiệm vụ do lịch sử đặt ra.

- Trước những sai lầm, Đảng đều phát hiện sớm và kịpthời sửa chữa với một thái độ kiên quyết nhất. Nhờ vậy, Đảng đã trở thành nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp lí luận Chủnghĩa

Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin khái quátquy luật hình thành và phát triển các Đảng Cộng sản là do sự kết hợp phong trào công nhân với lý luận của Chủ nghĩa Mác -

Lênin

- Vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể củacách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh phát hiện ra quy luật đặc thù sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vẫn tuân theo quy luậtphổ biến sự hình thành Đảng Cộng sản trên thế giới đồng thời có thêm một yếu tố đặc thù là phong trào yêu nước

- Cơ sở khách quan dẫn đến quy luật đặc thù sự hìnhthành Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Giai cấp công nhân Việt Nam mới được hình thành (chủ yếu sau chiến tranh thế gới lần thứ nhất), số lượng ít (Hồ Chí Minh ước đoán chưa vượt quá 2% dân số), lại chủ yếu là công nhân nông nghiệp. Phong trào công nhân đã bước đầu được hình thành nhưng thực lực chưa đủ mạnh để có thể độc lập dẫn dắt phong trào đấu tranh của dân tộc

+ Yêu nước là cái trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam là yếu tố có trước và là một phong trào thực sự to lớn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhất là khi giai cấp công nhân mới ra đời

+ Phong trào yêu nước với phong trào công nhân có mục tiêu chung là giải phóng dân tộc; quyền lợi giai cấp công nhân và quyền lợi của toàn thể dân tộc hòa quyện làm một. Yêu nước chân chính là yêu nước trên lập trường giai cấp

công nhân, và chỉ có kết hợp với phong trào yêu nước của dân tộc, giai cấp công nhân mới có thể đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công.

+ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước đều có yêu cầu khách quan là kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin

+ Ở Việt Nam phong trào yêu nước của tầng lớp trí thức phát triển rất sôi nổi và chính bộ phận trí thức yêu nước tiên tiến là những người đầu tiên tiếp thu được Chủ nghĩa Mác Lênin và họ đã ra sức hoạt động thúc đẩy sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đẫn đến sự xuất hiện những tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam và trên cở sở đó thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam vừa quán triệt một cách sâu sắc học thuyết Chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng có ý nghĩa to lớn đối với các nước có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Đảng Cộng sản làđảng của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân (Chủ nghĩa Mác - Lênin chưa đặt ra vấn đề Đảng Cộng sản có phải là đảng của dân tộc hay không)

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng sảnViệt Nam: + Thứ nhất, Hồ Chí Minh phải xây dựng một Đảng Cộng sản vững mạnh

trong điều kiện một nước thuộc địa lạc hậu, nơi mà giai cấp công nhân còn rất non trẻ và nhỏ bé

+ Với Hồ Chí Minh: Đảng Cộng sản Việt Nam trước hết là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, trước sau như một.

- Bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản ViệtNam thể hiện: + Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong chiến đấu và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân Việt Nam.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động.

+ Đảng Cộng sản được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.

+ Mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.

+ Thứ hai, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của

giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Do lợi ích của giai cấp công nhân, của các tầng lớp nhân dân lao động, của cả dân tộc Việt Nam chỉ có thể được đảm bảo khi toàn thể dân tộc đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nên Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Như vậy, cần phải xây dựng một Đảng Cộng sản vừa là Đảng của giai cấp vừa là Đảng của nhân dân lao động, của cả dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Hồ Chí Minh:

“Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động và dân tộc là một. Chính vì Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt

Nam“ (T6, 175)

Như vậy, cần phải xây dựng một Đảng Cộng sản vừa là Đảng của giai cấp công nhân vừa là Đảng của nhân dân lao động, của cả dân tộc. Đây là luận điểm sáng tạo giúp cho Hồ Chí Minh xây dựng thành công một Đảng Cộng sản vững mạnh cho dù giai cấp công nhân rất nhỏ bé và non trẻ.

- Cơ sở lý luận và thực tiễn quan điểm sáng tạo của Hồ ChíMinh: + Về lý luận theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giai cấp và dân là thống nhất, lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, vì vậy, Đảng của giai cấp công nhân cũng đồng thời là Đảng của nhân dân lao động, của toàn thể dân tộc

+ Về thực tiễn, nếu Đảng Cộng sản chỉ là Đảng của giai cấp công nhân thì cơ sở xã hội của Đảng sẽ hạn chế, Đảng không thể quy tụ được toàn bộ những người ưu tu nhất, giác ngộ cách mạng nhất trong dân tộc, ngược lại nếu Đảng Cộng sản vừa là Đảng của giai cấp công nhân vừa là Đảng của nhân dân lao động và cả dân tộc thì cơ sở xã hội của Đảng sẽ rộng mở, Đảng sẽ được các tầng lớp nhân dân coi như Đảng của chính mình, nhân dân sẽ bảo vệ Đảng, ủng hộ và tham gia xây dựng Đảng, Đảng sẽ lớn mạnh không ngừng

- Ý nghĩa: luận điểm của Hồ Chí Minh về bản chất củaĐảng có ý nghĩa to lớn. Về lý luận, đó là một luận điểm mới, sáng tạo về xây dựng Đảng, góp phần bổ xung, phát triển lý luận về Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác – Lênin

- Về mặt thực tiễn, nó có ý nghĩa chỉ đạo quá trình xâydựng Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ đó Đảng đã lớn mạnh không ngừng và dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

4. Quan điểm của Hồ Chí Minh vềĐảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền

- Đảng cầm quyền là Đảng đã lãnh đạo sự nghiệp cáchmạng thành công giành được chính quyền và trở thành lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

- Đảng cầm quyền nhưng bản chất, mục đích, lý tưởng củaĐảng vẫn không thay đổi.

- Đảng cầm quyền là Đảng trực tiếp lãnh đạo chính quyềncách mạng. Vị trí của Đảng là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân, của dân tộc. Đảng phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về vận mệnh dân tộc.

Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Hồ Chí Minh căn dặn: ‘’Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữgìn đảng ta thật trong sạch, phải xưng đáng là người lãnh đạo là người đày tớ thật trung thành của nhân dân’’ (T12, 510)

+ Với tư cách là người lãnh đạo, Đảng phải có trí tuệ, tầm nhìn xa, trông rộng, có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, thể hiện vai trò tiên phong cả về lý luận và hành động thực tiễn, biết giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân.

+ Với tư cách là người đầy tớ (người phục vụ), Đảng phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, đem lại quyền và lợi ích cho nhân dân

+ Theo Hồ Chí Minh làm lãnh đạo và làm đầy tớ thống nhất với nhau theo tinh thần “lãnh đạo tốt là đầy tớ tốt”

- Đảng cầm quyền, nhưng dân là chủ, dân làm chủ, điều đó đòi hỏi Đảng phải làm tốt những yêu cầu sau:

+ Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối liên hệ máu thịt với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân

+ Đảng lãnh đạo xây dựng nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, cán bộ công chức Nhà nước là công bộc của nhân dân

+ Đảng phải tôn trong và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải tích cực nâng cao dân trí vì nó gắn liền với việc thực hành dân chủ và là cơ sở của Đảng trí

+ Đảng phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân nhưng không được theo đuôi quần chúng (quần chúng nhân dân gồm nhiều bộ phận: tích cực, trung gian, lừng khừng, lạc hậu, chậm tiến và có lúc không được tổ chức, hành động tự phát, bị kích động, lợi dụng...)

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản

Việt Nam trong sạch vững mạnh

a. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn và đổi mới

- Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnhđốn Đảng, khi viết và nói về vấn đề này, người ta thường sử dụng các cụm từ “việc chính’’, “việc cần kíp’’, “việc phải làm ngay’’, “trước tiên’’, “trước hết’’...

- Hồ Chí Minh quan niệm những khuyết điểm, thiếu sóttrong Đảng là việc bình thường. Vì vậy, chỉnh đốn Đảng không phải là giải pháp tình thế mà là một công việc thường xuyên, gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Đảng.

(Người quan niệm, Đảng là một bộ phận của xã hội, những thiếu sót khuyết điểm của xã hội đều ít nhiều thể hiện trong Đảng, hơn nữa những thiếu sót trong Đảng còn là những thiếu sót của những người đi tiên phong khai phá) - Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu thường xuyên,vừa cấp bách vừa lâu dài, bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của các giai đoạn cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Trong các trường hợp sau đây thì chỉnh đốn Đảng mangtính cấp bách: + Khi Đảng mắc sai lầm, khuyết điểm hoặc gặp khó khăn (giúp cán bộ, đảng viên củng cố lập trường, quan điểm, bình tĩnh sáng suốt, không bi quan giao động).

+ Khi cách mạng trên đà thắng lợi (giúp xây dựng những quan điểm tư tưởng cách mạng, khoa học, ngăn ngùa chủ quan, tự mãn, lạc quan tếu và bệnh “kiêu ngạo cộng sản’’, công thần, địa vị.)

+ Khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới có tính bước ngoặt. (giúp Đảng nâng cao tầm lãnh đạo cả về chính trị, chuyên môn đảm bảo cho Đảng

có được những phẩm chất và năng lực lãnh đạo mới... đảm bảo cho Đảng luôn giữ được vai trò tiên phong)

- Mục đích đổi mới, chỉnh đốn Đảng là làm cho Đảng luôntrong sạch, giữ vững vai trò tiên phong của giai cấp, của dân tộc đồng thời là cơ hội để mỗi cán bộ đảng viên tăng cường tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng lý tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó.

(Hồ Chí Minh:“Để dùi mài cán bộvà đảng viên thành những chiến sĩ xứng đáng là người đày tớ của nhân dân’’ (T7, 200), ‘’Để làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộđều ra sức làm tròn trách nhiệm Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụnhân dân’’- nếu buông lỏng công tác chỉnh đốn Đảng thì rất rễ làm cho một bộ phận cán bộđảng viên thoái hóa biến chất)

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng đứng trước nguy cơ của chủ nghĩa quan liêu xa rời quần chúng vì vậy, việc đổi mới chỉnh đốn Đảng càng có ý nghĩa quan trọng và càng cần phải tiến hành thường xuyên. Việc đổi mới chỉnh đốn Đảng càng có ý nghĩa quan trọng và càng cân phải tiến hành thường xuyên bởi quyền lực có tính hai mặt: quyền lực nếu được sử dụng đúng đắn có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; ngược lại nếu bị thoái hóa biến chất thì sẽ có tác hại ghê ghớm thậm chí có thể làm sụp đổ cả chế độ xã hội. Để ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ biến chất quyền lực thì cần phải thường xuyên Chỉnh đốn, đổi mới Đảng.

(Quy trình chỉnh đốn Đảng là phải làm từ cán bộ trước rồi mới chỉnh đốn chi bộ, chỉnh đốn tư tưởng trước rồi mới chỉnh đốn tổ chức, phải làm từng bước, có trọng tâm, kế hoạch phải rõ ràng chu đáo.)

b. Đảng là đạo đức, là văn minh * Một đảng

văn minh:

- Một Đảng văn minh là đảng được xây dựng dựa trên tưtưởng, lý luận khoa học, nhân văn cao đẹp.

+ Hồ Chí Minh khẳng định: cách mạng thì phải có đảng, đảng phải có chủ nghĩa “làm cốt” – nền tảng tư tưởng, để thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động của toàn Đảng, để có cơ sở lý luận khoa học xây dựng đường lối, chủ trương chính sách đúng đắn trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt vì Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là học thuyết chân chính

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)