Sự hìnhthành Tưtưởng HồChí Minhvề đoànkết quốc tế

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 97 - 101)

III. VẬN DỤNG TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁCXÂY DỰNG ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

b) Sự hìnhthành Tưtưởng HồChí Minhvề đoànkết quốc tế

đóng góp to lớn vào sự tăng cường đoàn kết, gắn bó giữa phong trào cách mạng vô sản ở chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

+ Cho đến những năm 60 của thế kỷ XX, loài người cũng đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đưa tới những thay đổi có tính cách mạng về năng lượng, vật liệu, về giao thông vận tải, thông tin liên lạc, về công nghệ sinh học… Lực lượng sản xuất phát triển tới một trình độ cao chưa từng thấy, làm cho nền sản xuất thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao và trở thành một thị trường có tính thống nhất rộng lớn.

b) Sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế quốc tế

- Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại. Khi ra đi tìm đườngcứu nước, Hồ Chí Minh mang theo nhận thức và niềm tin bất diệt vào sức mạnh dân tộc. Đó là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đoàn kết; ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do, ý thức tự lực tự cường… tuy chưa sớm có thể trả lời được câu hỏi lớn, nhưng Người cũng nhận thấy: không thể đánh thắng được kẻ thù mới bằng con đường cũ, cách làm cũ trong một thế giới mới. Người quyết định phải đi ra nước ngoài “xem nước Pháp và các nước khác”, tức là tìm hiểu thế giới, tìm hiểu kẻ thù ngay chính trong sào huyệt của chúng, để từ đó tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào.

- Nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh thờiđại, của việc đoàn kết quốc tế được hình thành từng bước, từ cảm tính đến lý tính, thông qua hoạt động thực tiễn và tổng kết thành lý luận:

+ Ra đi tìm đường cứu nước từ tư cách là một người lao động, hòa mình vào môi trường hoạt động của giai cấp công nhân, Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến cuộc sống lầm than, khổ cực của nhân dân các nước thuộc địa, đã phát hiện ra mối tương đồng giữa các dân tộc bị áp bức “…dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”2. Đó là cơ sở đầu tiên để hình thành nhận thức: muốn giải phóng dân tộc mình cần thiết phải đoàn kết với các dân tộc khác, cùng chung cảnh ngộ. Từ đó, Người đã kêu gọi: “Vì nền hòa bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị áp bức, bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”3.

Khảo sát các nước tư bản đế quốc, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy chúng đã không đơn độc mà còn phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy ở các nước thuộc địa; mặt khác chúng tuyển mộ những người lính từ thuộc địa để đưa sang đàn áp các cuộc đấu tranh của chính quốc. Từ đó, Người chỉ ra: chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động, là kẻ thù chính của nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc địa. Muốn đánh thắng chúng, phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa các nước thuộc địa với nhau và giữa lao động ở thuộc địa với vô sản ở các nước chính quốc; nếu tách riêng ra mỗi lực lượng thì không thể nào thắng lợi được.

Đây là điểm khác biệt giữa Hồ Chí Minh với các nhà yêu nước đầu thế kỷ XIX, do không nhận thức được đặc điểm mới của thời đại, hay nói cách khác, do chưa nhận thức rõ về kẻ thù nên cũng chưa thấy được bạn đồng minh.

+ Sau khi tiếp cận với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, Hồ Chí Minh nhận thấy ở đó “một ánh

sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người đã hằng nung nấu”4.

2 Hồ Chí Minh:Toàn tập, tập 1, tr.266 (12 tập) 3 Hồ Chí Minh:Toàn tập, tập 1, tr.452

4 Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb Thông Tin lý luận, Hà Nội, 1991, tr.45

Trong Luận cương, Lenin yêu cầu phải làm cho vô sản và quần chúng lao động ở tất cả các nước gần gũi nhau, muốn thế các Đảng Cộng sản, nhất là các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa có thuộc địa, đều phải giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc bằng mọi hình thức, phải giáo dục về chủ nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc trong giai cấp vô sản và nhân dân các nước đang đấu tranh giành độc lập.

Tư tưởng của Lenin đã đưa Nguyễn Ái Quốc tới bước chuyển lịch sử: từ người yêu nước thành người cộng sản, đã nâng cao nhận thức của Người về sức mạnh thời đại và đoàn kết quốc tế: đó là sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và Đảng tiên phong của nó, là lý luận và phương pháp luận khoa học của chủnghĩa Mác – Lenin, kinh nghiệm của cách mạng Tháng Mười Nga. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là kết hợp giữa chủnghĩa yêu nước chân chính với chủnghĩa quốc tế vô sản là phải xây dựng được khối liên minh chiến đấu giữa giai cấp vô sản ở chính quốc với lao động thuộc địa, nhằm cùng một lượt tấn công chủnghĩa đế quốc ở cảhai đầu.

Với nhận thức này, Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào tổ chức và hoạt động. Người viết nhiều bài trên tờ bào Le Paria để truyền bá tư tưởng này trong vô sản và lao động cả ở chính quốc lẫn thuộc địa. Người đã tranh thủ diễn đàn tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Đảng Cộng sản Pháp để “thức tỉnh”những người anh em phương tây về nhiệm vụ giúp đỡ một cách tích cực nhất phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa; phải coi “cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.

Từ tuyên truyền đến tổ chức, Người bắt tay vào thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp, xuất bản cơ quan ngôn luận của nó là tờ báo Le Paria. Sau khi về Quảng Châu, Người tích cực tham gia vào việc thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức, sát cánh chiến đấu và bên cạnh những người cộng sản và nhân

Việt Nam, Người đã tham gia thành lập một số Đảng anh em ở các nước Đông Nam Á, và Châu Á.

+ Dần dần cùng với sự phát triển của lịch sử, nhận thức của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế tiếp tục được bổ sung những nhân tố mới.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự hình thành, tồn tại và phát triển hệ thống Xã hội chủnghĩa thế giới đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời đại, chi phối sự phát triển của xã hội loài người trong nửa cuối thế kỷ XX. Các

nước Xã hội chủ nghĩa đã có vai trò và tác dụng to lớn trong việc ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân thế giới. vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngược lại phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản chủ nghĩa đã góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, cũng tức là góp phần tích cực vào việc bảo vệ các nước Xã hội chủ nghĩa. Như vậy, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh thời đại là phải biết huy động sức mạnh của các trào lưu cách mạng thế giới phục vụ cho sự nghiệp cách mạng dân tộc.

Cũng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành nhân tố của sức mạnh thời đại. Người luôn nhắc nhở sức mạnh đó chưa từng có, cho nên thanh niên phải

ra sức học tập để chiếm lĩnh được những đỉnh cao của khoa học, tận dụng sức mạnh mới của thời đại để nhân lên sức mạnh dân tộc.

Tóm lại, từ khi bắt gặp Chủ nghĩa Mác – Lenin từ người yêu nước trở thành người cộng sản, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản, thì Hồ Chí Minh ngày càng nhận thức được tầm quan trọng và nội dung của đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng nó lên thành một trong những bài học bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

2. Những nội dung cơ bản trong Tư tưởng Hồ ChíMinh vềđoàn kết

quốc tế

a) Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng trong nước

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)