Những nguyên tắc trong hoạt động củaĐảng

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 66 - 67)

- Mụctiêu chung của chủnghĩa xã hội: Độc lập, tự do chodân tộc, hạnh

c. Những nguyên tắc trong hoạt động củaĐảng

- Xây dựng Đảng về chính trị bao gồm: xây dựng đường lốichính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, bảo vệ chính trị trong đó xây dựng đường lối chính trị đúng đắn là vấn đề sinh tử đối với ự tồn tại và phát triển của Đảng. Đảng có thể phạm phải sai lầm, khuyết điểm, nhưng tuyệt đối không được sai lầm về đường lối chính trị.

- Xây dựng Đảng về tổ chức phải tuân theo các nguyên tắccủa một chính đảng vô sản kiểu mới theo tư tưởng của Lênin:

+ Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt cơ bản và quan trọng nhất của Đảng. nhằm làm cho “Đảng tuy đông người nhưng tiến hành chỉ như một người’’. Với Hồ Chí Minh, tập trung có nghĩa là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, đảng viên phục tùng vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Dân chủ nghĩa là mọi người được tự do trình bày ý kiến của mình, tranh luận với các ý kiến của người khác. Nhưng phải tránh dân chủ hình thức, dân chủ quá trớn hoặc tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán.

+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cần phải có tập thể lãnh đạo vì, theo Hồ Chí Minh, một người dù tài giỏi cũng không thấy và cũng không thể xem xét tất cả các mặt của vấn đề, nhiều người thì nhiều kinh nghiệm, người thấy rõ mặt này, người thấy rõ mặt khác, góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người thì thấy rõ tất cả các mặt của vấn đề. Hồ Chí Minh kết luận: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽđi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc’’ (T5, 504)

Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với nhau. Cần phải có cá nhân phụ trách vì sau khi đã bàn bạc kỹ rồi thì cần phải giao cho một hoặc một số ít người phụ trách, tránh tình trạng đùn đẩy và kết quả là không ai làm. Để tránh họp hành tràn lan, Hồ Chí Minh yêu cầu đối với những việc bình thường một người cũng có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cần phải tự quyết định. (Hồ Chí Minh thường sử dụng 2 câu thành ngũ: “Khôn bày hơn khôn độc’’, “Nhiều sãi không ai đóng của chùa’’để nói về vấn đề này)

+ Phê bình và tự phê bình: Phải thực hiện nguyên tắc này vì “mọi người đều có thiện - ác ởtrong lòng’’, “không ai tránh khỏi khuyết điểm’’, nên “Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tựphê bình’’

Người viết: “Mỗi người đều có thiện ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nẩy nởnhư hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng’’

Mục đích của phê và tự phê bình là để tăng cường tình đoàn kết trong Đảng và giúp nhau cùng tến bộ. Thái độ phê và tự phê bình phải thành khẩn, trung thực, kiên quyết và có văn hóa.

+ Kỷ luật nghiêm minh, tự giác: sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ ý thức

kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong đó kỷ luật nghiêm minh thuộc về tổ chức Đảng, kỷ luật tự giác thuộc về đảng viên. Đảng viên không chỉ chấp hành nghiêm minh và tự giác kỷ luật của Đảng mà còn phải gương mẫu chấp hành kỷ luật của nhà nước và kỷ luật của các đoàn thể nhân dân.

+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng: đây là nguyên tắc Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng bởi vì đoàn kết thống nhất trong Đảng là cội nguồn sức mạnh của Đảng đồng thời là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc.

Đoàn kết thống nhất trong Đảng dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và trực tiếp là đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng. Hồ Chí Minh yêu cầu toàn Đảng phải ra sức giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”, Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi trong nội bộ Đảng, thường xuyên tự phê bình và phê bình và tu dưỡng đạo đức cách mạng là cách tốt nhất để tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)