Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 110 - 135)

III. VẬN DỤNG TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁCXÂY DỰNG ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các

lĩnh vực khác

a. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam

Với những cống hiến xuất sắc cho dân tộc và cho nhân loại tiến bộ, Khóa họp 24 Đại Hội đồng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) từ ngày 20/10 đến 20/11/1987, đã ra Nghị quyết 24C/18.6.5 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.

b. Quan niệm Hồ Chí Minh vềvăn hóa

- Khái niệm văn hóa (Culture) từ tiếng Latinh: Cultur: trồngtrọt, Cultur argi: trồng trọt cây cối; cultur animi: trồng trọt tâm hồn con người. Ở phương Đông, văn hóa: “văn”: vẻ đẹp, giá trị; “hóa”: trở thành. Văn hóa: trở thành giá trị, trở thành vẻ đẹp.

Trên thế giới đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, song vẫn còn có khá nhiều những điểm chưa thống nhất giữa những ý kiến. Có thể khái quát một số cách định nghĩa về văn hóa: đồng nhất văn hóa với học vấn; đồng nhất văn hóa với hoạt động văn hóa nghệ thuật bình thường; đồng nhất văn hóa với những di tích lịch sử văn hóa; đồng nhất văn hóa với những sáng tạo kiệt tác về lĩnh vực tinh thần.

- Theo Unesco, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm chodân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống của nhân dân.

Đặc trưng của văn hóa là những giá trị do con người tạo ra, mang tính lịch sử. Nói đến văn hóa là nói đến trình độ người.

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa đượcNgười sử dụng khá linh hoạt:

Theo nghĩa rộng: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra. Theo nghĩa hẹp: Văn hóa là những giá trị tinh thần, thuộc kiến trúc thượng tầng (Báo Cứu quốc, tháng 5 năm 1945). Theo nghĩa rất hẹp: văn hóa đơn thuần chỉ trình độ học vấn của con người được đánh giá bằng trình độ học vấn phổ thông...

Định nghĩa khái quát nhất của Hồ Chí Minh về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp

của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”5. (Tháng

8/1943, Người viết định nghĩa này khi đang trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch) Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh có nhiều điểm tương đồng với quan niệm hiện đại của UNESCO về văn hóa theo cách khía cạnh sau: phức thể, tổng thể nhiều mặt; nét riêng biệt, đặc trưng riêng về tinh thần và vật chất, khắc họa nên bản sắc; nghệ thuật, văn chương, và các quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, cách ứng xử và giao tiếp.

c. Quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

- Nếu như chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vai trò củacác thành tố trong hình thái kinh tế xã hội, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế

- Hồ Chí Minh khẳng định vai trò ngang nhau của cácthành tố nhưng có xu hướng nhấn mạnh văn hóa.

Từ sau cách mạng tháng Tám, văn hoá đã được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc tính về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Văn hoá được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, có quan hệ mật thiết với nhau, cùng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội.

- Hồ Chí Minh khẳng định một nền chính trị, kinh tế, mộtxã hội có văn hóa. Hồ Chí Minh trong kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa có vai trò dẫn đường. Người mong ước, xây dựng một nền kinh tế có văn hóa cao, một nền chính trị có văn hóa cao, một xã hội có văn hóa cao.

+ Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc

đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị. Người viết: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” (t.8, tr.281-282.)

+ Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế theo tinh thần “văn hóa cũng là một mặt trận”, “kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”. Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Và cuộc kháng chiến trở thành cuộc kháng chiến có văn hóa (tính chính nghĩa của kháng chiến và chiến tranh vệ quốc). Chính điều này đã đem lại sức mạnh vượt trội cho nhân dân Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

+ Văn hóa phải xã ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà chủ nghĩa hội và thời đại đang đòi hỏi. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hóa với phát triển, chủ trương đưa các giá trị văn hóa thấm sâu vào kinh tế và chính trị, làm cho văn hoá thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa

a. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng

- Mục tiêu cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng. - Văn hóa là mục tiêu thể hiện ở chỗ văn hóa là quyềnsống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưa cầu hạnh phúc và thụ hưởng các giá trị

văn hóa; là khát vọng về các giá trị chân - thiện - mỹ của nhân dân; là một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; một xã hội đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn được quan tâm và không ngừng được nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện.

- Văn hóa là động lực được Hồ Chí Minh lý giải rất cụ thể:

+ Văn hóa là một động lực cho sự phát triển của đất nước, các thiết chế văn hóa góp phần xây dựng và phát triển đất nước, con người Việt Nam.

+ Văn hóa chính trị soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo toàn dân thực hiện độc lập, tự chủ, tự cường; văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin thắng lợi của cách mạng;

+ Văn hóa giáo dục góp phần nâng cao dân trí, mở rộng vốn hiểu biết cho nhân dân, thực hiện sứ mạng trồng người, đào tạo con người mới, nguồn nhân lực cho cách mạng;

+ Văn hóa đạo đức góp phần nâng cao phẩm giá con người Việt Nam; văn hóa pháp luật đảm bảo dân chủ, trật tự kỷ cương, phép nước.

b. Văn hóa phục vụ quần chúng

Thực tiễn đời sống nhân dân là nguồn nhựa sống của văn hóa văn nghệ, là chất liệu không bao giờ cạn, là sinh khí vô tận cho văn nghệ sáng tác. Văn nghệ sĩ phải xuất phát và trở về với cuộc sống thực tại của con người, cái chân thật của sinh hoạt, nhân dân là người được hưởng thụ các giá trị tinh thần đó. Văn hoá văn nghệ thực sự phục vụ quần chúng nhân dân phải:

+ Mọi hoạt động văn hoá phải gắn liền với đời sống thực tại của nhân dân. Muốn vậy, phải từ trong quần chúng mà đến với quần chúng.

+ Mỗi một hoạt động văn hoá từ khẩu hiệu, phim ảnh, báo chí... phải thể hiện tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng nhân dân. Muốn vậy thì trong hoạt động văn hoá phải nêu ra và giải quyết một cách phù hợp 3 câu hỏi sau về: đối tượng, mục đích và phương pháp.

Muốn văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân thì phải đánh giá cho đúng quần chúng nhân dân. Có 4 điểm để đánh giá quần chúng nhân dân như sau:

+ Quần chúng nhân dân không chỉ là những người sáng tạo ra của cải, vật chất, mà họ còn là người sáng tác rất hay “ca dao, tục ngữ, hò, vè” là “những hòn ngọc quý” mà văn nghệ sĩ phải nghiên cứu, học tập trong sáng tác của mình. + Quần chúng nhân dân là người “nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó - nhân dân cũng sẽ quên anh ta”6.

+ Quần chúng nhân dân là người kiểm nghiệm, đánh giá sản phẩm văn hoá một cách trung thực, chính xác nhất.

+ Quần chúng nhân dân phải là người được hưởng thụ các giá trị văn hoá. Hồ Chí Minh cho rằng phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại của đất nước và của dân tộc; phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại phải là những tác phẩm miêu tả vừa hay, vừa chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Tác phẩm đó phải phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, được quần chúng nhân dân yêu thích. Theo Hồ Chí Minh, văn nghệ phục vụ quần chúng không phải là hạ thấp nghệ thuật, không phải là cung cấp cho họ nhưng sản phẩm “loại hai”, những món ăn tinh thần được chế biến vội vàng, mà phải là những tác phẩm có tính nghệ thuật cao, tinh tế, có giá trị nhân văn cao.

c. Văn hóa là một mặt trận

Văn hóa là một mặt trận được hiểu văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Nội dung mặt trận văn hóa rất phong phú, bao gồm các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận.

6 . Hồ Chí Minh: Văn hoá, văn nghệ cũng là một mặt trận, Nxb.Văn học, Hà Nội, 1981, tr.516

Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh văn hóa, văn nghệ sĩ là những chiến sĩ, các tác phẩm văn hóa nghệ thuật là những vũ khí chiến đấu. Để là tròn nhiệm vụ, chiến sĩ trên mặt trận này phải có lập trường tư tưởng vững vàng, ngòi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”; phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, nghiêm khắc phê bình những thói hư tật xấu như tham ô, lười biếng, lãng phí, quan liêu…Vì văn hóa là mặt trận, văn nghệ sĩ là những chiến sĩ nên các chiến sĩ văn, hóa văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại.

3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới

a. Quan điểm tổng quát

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bên cạnh đưa ra định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh còn đưa ra Năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc: “1. Xây dựng tâm lí: tinh thần độc lập tự cường. 2. Xây dựng luân lí: biết hi sinh mình, lợi cho quần chúng. 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 4.

Xây dựng chính trị: dân quyền. 5. Xây dựng kinh tế”.

Trong kháng chiến chống Pháp, trong Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), Hồ Chí Minh xác định xây dựng nền văn hóa mới mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng.

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh xác định nền văn hóa mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và có tính dân tộc.

Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đế văn hóa, thấy rõ vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội. Điều này cắt nghĩa vì sao ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng, kiến tạo một nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa văn hóa và chiến lược phát triển đất nước.

- Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiệm vụ hàng đầu củacách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là phải xây dựng một nền văn hoá mới, nền văn hoá dân chủ mới, đồng thời là nền văn hoá kháng chiến. Đến thời kỳ miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì nền văn hoá mới được xây dựng là nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.

- Về tính chất của nền văn hoá mới được Hồ Chi Minh xácđịnh có ba tính chất: cơ bản là tính dân tộc, tính khoa khoa học và tính đại chúng. Tính chất dân tộc của nền văn hoá còn được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng những khái niệm khác nhau như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, để nhấn mạnh hơn nữa đến cái tinh tuý bên trong rất đặc trưng của văn hoá dân tộc.

- Kế thừa tư tưởng Hồ Chí minh về tính chất của văn hóa,Đại hội III của Đảng cho rằng: Nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Từ Đại hội VII đến nay, tính chất của nền văn hoá được xác định là một nền “văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Hai tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tiên tiến là khoa học, hiện đại, là xã hội chủ nghĩa, là tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đậm đà bản sắc dân tộc là biết kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

c. Chức năng của nền văn hóa

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, có thể thấy văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:

- Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, làm cho aicũng có lý tưởng độc lập, tự chủ; phải sửa đổi được tham những, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, ...

+ Văn hoá có chức năng bồi dưỡng lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

+ Văn hoá phải đi sâu vào tâm lý quốc dân để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu thương con người, yêu cái chân - thiện - mỹ, yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung; ghét những thói hư tật xấu, những sa đọa biến chất; căm thù mọi thứ giặc nội xâm.

- Nâng cao dân trí

Bàn về văn hóa là bàn về dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức của nhân dân. Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết độc, biết viết để hiểu biết các vấn đề của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế giới... Vấn đề nâng cao dân trí trước kia cũng đã được nhiều nhà yêu nước đặt ra. Phan Chu Trinh đã đề ra chủ trương “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” ngay dưới chế độ thực dân phong kiến, nhưng đã không thể thực hiện được. Dòng văn hoá cách mạng xuất hiện trong những thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám chỉ làm chuyển biến được dân trí phần nào. Nâng cao dân trí chỉ có thể thực hiện được khi chính trị đã được giải phóng, chính quyền đã về tay nhân dân.

Mục tiêu nâng cao dân trí của văn hóa trong từng giai đoạn cách mạng có hể có những điểm chung và riêng. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, đất nước độc lập, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo: “một trong những công việc cấp tốc phải thực hiện lúc này là nâng cao dân trí”. Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết mọi quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà, trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nói: “chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống vui

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 110 - 135)