Quan niệm HồChí Minhvề con ngườ

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 135 - 140)

III. VẬN DỤNG TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁCXÂY DỰNG ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

1. Quan niệm HồChí Minhvề con ngườ

a. Hồ Chí Minh nhìn nhận con người như một chỉnh thể

- Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thốngnhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó. Con người luôn hướng đến cái chân - thiện -mỹ, mặc dù “có thế này, thế khác”. ồ Chí Minh xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong các quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào,…); đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng (“cũng như năm ngon tay dài, ngắn khau nhau, nhưng đều hợp nhau lại ở nơi bàn tay”, “mấy mươi triệu người Việt Nam, có người thế này, thế khác, nhưng đều là nòi giống Lạc Hồng”); đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống và làm việc,…

- Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất củahai mặt đối lập: thiện - ác, hay - dở, hiền - dữ… bao gồm cả tính người (mặt

21 . Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, tr.448. 22 . Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, tr.448.

xã hội) và tính bản năng (mặt sinh học) của con người. Theo Người, con người có tốt, có xấu, nhưng “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”23.

b. HồChí Minh thường nói tới con người cụ thể, lịch sử

- Hồ Chí Minh dùng khái niệm con người theo nghĩa rộnghẹp khác nhau. Nghĩa hẹp: con người trong phạm vi gia đình: anh em, họ hàng, bè bạn... Nghĩa rộng: đồng bào cả nước. Mở rộng tối đa: con người trên phạm vi thế giới, là cả loài người.

Theo nghĩa rộng, Bác thường dùng trong một số trường hợp nói về “phẩm giá con người”, “giải phóng con người”, “người ta”, “con người”, “ai ai”,… nhưng thường đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung.

- Phổ biến nhất, Hồ Chí Minh xem xét con người trong cácmối quan hệ cụ thể hiện thực, khách quan, chứ không phải kiểu con người chung chung trừu tượng. Con người được đặt trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới tính, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông, công, thương) và quan hệ quốc tế (bầu bạn năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản, nhân loại yêu chuộng hòa bình,…).

- Hồ Chí Minh khẳng định bản chất của con người mangtính xã hội

Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong quá trình lao động sản xuất, con người xác lập các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người. Con người là sản phẩm của xã hội. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con người là tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào, loại người.

2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của con người

- Con người là vốn quý nhất - nhân tố quyết định thắng lợicủa sự nghiệp cách mạng

Hồ Chí Minh cho rằng trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Vì vậy, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đầu thế cả”24. Người khẳng định việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong vì dân ta tốt lắm, họ là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Người chỉ ra phẩm chất tốt đẹp của dân ta là lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù đày, hy sinh, biết nhường cơm sẻ áo, che chở, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng.

Hồ Chí Minh còn khẳng định dân ta rất tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”25, đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của nhân dân để thực hiện con đường cách mạng. Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. Người kết luận: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”26.

- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cáchmạng + Con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng

Mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Khi mất nước, thì mục tiêu trước hết, trên hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Sau khi chính quyền về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn. Người luận giải rằng: nước độc

24 . Sđd, t.5, tr.241.

25 . Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.295. 26 . Sđd, t.6, tr.281.

lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện ngay: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành.

Khẳng định con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng thì một điều quan trọng là mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người.

+ Con người là động lực của sự nghiệp cách mạng

Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Người cho rằng sự nghiệp cách mạng là do chính lực lượng bản thân của con người tạo dựng nên.

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng không phải mọi con người đều trở thành động lực của sự nghiệp cách mạng, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hoá, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, vai trò của Đảng cách mạng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Qua các phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng sẽ nhân sức mạnh của con người lên gấp bội.

Giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa con người mục tiêu và con người động lực, Hồ Chí Minh cho rằng: càng chăm lo cho con người mục tiêu tốt bao nhiêu thì phát huy con người động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.

3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng con người

a. Xây dựng con người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách,vừa lâu dài của cách mạng

Hồ Chí Minh nêu bật ý nghĩa quan trọng của chiến lược xây dựng con người mới. Người rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người đề cập tới “lợi ích trăm năm” và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài nhưng cũng rất cấp bách. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra. Nhưng ở đây, trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.Quan điểm này về mặt lôgic không hề mâu thuẫn, cần hiểu là phải đặt ra ngay từ đầu nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Công việc này là một quá trình lâu dài không ngừng hoàn thiện, nâng cao và phụ thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và cá nhân mỗi người. Mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa “xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “con người xã hội chủ nghĩa”.

Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có nhiều biện pháp nhưng theo Hồ Chí Minh giáo dục - đào tạo là biện pháp quan trọng nhất. Người luận giải: giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ. Bác rất đề cao vai trò của giáo dục: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu; dốt thì dại, dại thì hèn... Cho nên phải chống giặc dốt cũng như chống giặc đói, giặc ngoại xâm, giặc nội xâm.

Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Trong việc đào tạo và sử dụng con người, Hồ Chí Minh luôn coi trọng cả tài năng và đạo đức. Hai mặt Đức và Tài luôn luôn thống nhất với nhau, không tách rời nhau, tạo điều kiện cho nhau, giúp cho con người hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng của mình. Trong hai mặt ấy “Đức” giữ địa vị là nền tảng. Trong việc “trồng người”, Hồ Chí Minh bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo đức, Người thường xuyên bồi đắp cái nền tảng ấy cho con người. Người yêu cầu tất cả mọi người không trừ một ai, không trừ cấp nào đều phải thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh coi sự nghiệp “trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội một sớm một chiều, không tuỳ tiện, sao nhãng sự nghiệp giáo dục. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phải theo tinh thần của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”, của Lênin: “Học! Học nữa! Học mãi”. Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 135 - 140)