III. GIÁ TRỊ TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
c. Quan điểm củaHồ ChíMinh về quan hệ giữa vấn đề dântộc và vấn đề
giai cấp
- Trong quan hệ dân tộc và giai cấp, cả C.Mác vàPh.Anghen đều nhấn mạnh tới vấn đề giai cấp, coi giải phóng giai cấp là tiền đề giải phóng dân tộc.
- V.I. Lênin: Đề cao cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trênphạm vi toàn thế giới, đặt Cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc vào cách mạng vô sản, chủ trương ưu tiên cho cách mạng vô sản chính quốc.
- Quốc tế cộng sản tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp, coi nhẹvấn đề dân tộc, coi chủ nghĩa dân tộc là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Cần phải kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trên cả bình diện quốc tế cũng như từng quốc gia,
Tùy theo điều kiện từng nước kết hợp nhuần nhuyễn giai cấp với dân tộc, song phải dựa trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân.
+ Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm mới là thống nhất lập trường giai cấp với lập trường dân tộc, thống nhất lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc.
+ Với các nước thuộc địa thì phải ưu tiên cho giải phóng dân tộc trước, đặt lợi ích dt lên trên hết, trước hết, lợi ích giai cấp phải phục tùng lợi ích dân tộc. đấu tranh giai cấp phục tùng đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp… và là tiền đề giải phóng giai cấp.
Cơ sở của vấn đề này là:
Thứ nhất, trước những kẻ áp bức, quyền lợi của những người lao động là
thống nhất, gắn bó với nhau: đó là tự do bình đẳng, hòa bình ấm no hạnh phúc.
Thứ hai, đặt vấn đề dân tộc hay lợi ích dân tộc lên trên hết, theo Hồ Chí
Minh là không mâu thuẫn với việc kết hợp hài hòa giữa hai lợi ích này và cũng hoàn toàn đúng tinh thần các quan điểm của C. Mác và Ph.Anghen
Thứ ba, ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế
quốc và tay sai, nổi trội hơn cả, do đó không thể giải quyết vấn đề giai cấp trước rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở các nước phương Tây. Trái lại, chỉ có giải phóng dân tộc, mới giải phóng được giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần của việc giải phóng giai cấp, và là tiền đề của giải phóng giai cấp. Như vậy, với Hồ Chí Minh quyền lợi dân tộc với quyền lợi giai cấp là thống nhất, quỳền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thực hiện được.
+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chỉ có giữ vững độc lập dân tộc mới có điều kiện xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
+ Chủ trương đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mình và độc lập cho các dân tộc khác. Kiên quyết giữ vững độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi triệt để phải đi theo con đường cách mạng vô sản.