III. VẬN DỤNG TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁCXÂY DỰNG ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
a. Khái niệm đạiđoàn kết trongtư tưởng HồChí Minh.
- Vị trí của vấn đề đại đoàn kết trong hệ thống tư tưởng HồChí Minh. Trong bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập có đến 839 bài Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề đại đoàn kết (chiếm tỷ lệ 43,6%). Trong các bài đó, Bác đã 1809 lần nhắc đến cụm từ “đoàn kết”, “đại đoàn kết”, có bài, cụm từ này được nhắc đến 16 lần (Sửa đổi lề lối làm việc), trong Diễn văn kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9/1957, Người nhắc đến 19 lần... Điều này chứng tỏ vấn đề tập hợp, tổ chức
lực lượng, đoàn kết, đại đoàn kết là một vấn đề hết sức nổi bật, trọng tâm trong suy nghĩ, hành động của Hồ Chí Minh.
- Khái niệm đoàn kết, nhìn chung, được sử dụng tương đốithống nhất trong các tài liệu ở trong nước và trên thế giới. Đoàn kết được hiểu là sự thống nhất ý chí, hành động của các giai cấp, các lực lượng xã hội nhằm thực hiện một mục tiêu xác định.
- Đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một phạm trùcó ngoại diên rất rộng bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều quan hệ trên - dưới, trong - ngoài..., ta có thể tiếp cận phạm trù đại đoàn kết từ nhiều góc độ:
+ Về cơ cấu xã hội: đoàn kết các giới, các ngành nghề, các thành phần xã hội, các lứa tuổi...
+ Về địa bàn: đoàn kết nông thôn - thành thị, miền ngược - miền xuôi, trong nước - ngoài nước.. .
+ Về phạm vi: đoàn kết trong gia đình, tập thể, cộng đồng, xã hội, khu vực - quốc tế.. .
Có thể nhận định khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh: đại đoàn kết là một hệ thống các luận điểm, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp để giáo dục, tổ chức, hướng dẫn hành động của các lực lượng cách mạng nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc, sức mạnh quốc tế trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủnghĩa xã hội.
Có thể diễn đạt gọn hơn: Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là tư tưởng xây dựng, củng cố, tăng cường, mở rộng lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người
- Trên cơ sở quan điểm đoàn kết, Hồ Chí Minh đã đi sâu lý giải hàng loạt các vấn đề lý luận như vì sao phải đoàn kết, làm thế nào để đoàn kết, điều kiện thực hiện đoàn kết thành công...
+ Phải thực hiện đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, là lực lượng và hơn thế, đoàn kết còn là nhu cầu nguyện vọng của tất cả các tầng lớp nhân dân.
+ Để xây dựng thành công khối đại đoàn kết cần phải tìm ra điểm tương đồng, thống nhất và dùng điểm tương đồng thống nhất để chế ngự sự khác biệt. + Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết là phải phân biệt rõ bạn và thù, phải làm tăng bầu bạn, bớt kẻ thù.
Với quan điểm đoàn kết là “sức mạnh, là “lực lượng, là nhu cầu sống của mỗi người, Hồ Chí Minh đã nâng vấn đề đại đoàn kết trở thành một vấn đề chiến lược, lâu dài, có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của cách mạng. Người chỉ rõ: Đoàn kết càng chặt chẽ, càng rộng khắp thì thành công càng to lớn. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
b. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng.