III. GIÁ TRỊ TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
5. Cáchmạng giảiphóng dântộc cần được tiến hànhbằng conđường cách mạng bạo lực
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: việc giành chínhquyền bằng bạo lực cách mạng là tất yếu và phổ biến. Trong tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, bạo lực được coi là “bà đỡ” cho một xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới trong lòng. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác chỉ rõ vai trò của bạo lực chỉ là phương tiện chứ không phải nguyên nhân hay mục đích của cách mạng.
- Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng ở các nước thuộc địa,phụ thuộc không thể thành công triệt để nếu không sử dụng tới bạo lực. Bởi vì ở đây sự tàn bạo của Chủ nghĩa đế quốc đã đạt tới mức cao nhất, chúng không từ bỏ một thủ đoạn nào, kể cả việc dìm các phong trào đấu tranh tay không của nhân dân thuộc địa trong biển máu. Tư tưởng cách mạng bạo lực của Hồ Chí Minh là bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân cũng khác với tư tưởng khủng bố cá nhân, tư tưởng say mê bạo lực vũ trang...
- Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh cho rằng bạo lựccách mạng là sức mạnh tổng hợp của hai yếu tố là lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân
- Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó và thống nhất với tưtưởng nhân đạo và hòa bình. Cơ sở của sự thống nhất này là lòng yêu thương con người, coi con người là vốn quý nhất và phải ra sức bảo vệ con người.
- Hồ Chí Minh coi chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuốicùng và khi phải tiến hành chiến tranh chính nghĩa, một mặt phải kiên quyết dùng bạo lực cách mạng với mọi phương tiên có thể có “… Bất kểđàn ông, đàn bà, bất kể người già người trẻ, không chia đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễlà người Việt Nam thì phải đồng lòng đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng có gươm thì dùng cuốc, thuỗng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”
- Mặt khác phải tranh thủ mọi khả năng hòa bình đề giảiquyết xung đột, kết thúc chiến tranh, nhằm giảm thiểu hy sinh xương máu cho con người.
III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦNGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦNGHĨA
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủnghĩa xã hội ở Việt
Nam
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội trên cơ sở họcthuyết hình thái kinh tế - xã hội và quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin . Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác đã chỉ rõ lịch sử phát triển của loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên của các phương thức sản xuất nối tiếp nhau, từ cộng sản nguyên thủy đến chủ nghĩa cộng sản. C.Mác và Ph. Ăngghen viết: “Đối với chúng ta – chủnghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực cần phải tuân theo. Chúng ta coi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ mọi trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại” (Mác, Ăngghen:
Tuyển tập, tập 1, ST, 1980, tr.297)
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội xuất phát từ yêucầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam để kế thừa các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã luôn vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác và không rơi vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc. Xuất phát từ thực tiễn nước ta để tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một luận điểm rất quan trọng: Mỗi dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội có những nét đặc thù riêng, không thể máy móc thực hiện như nhau với các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thốnglịch sử , văn hóa của phương Đông và Việt Nam. Nhờ đó phát hiện những nét khá tương đồng … với chủ nghĩa xã hội, và đi đến nhận định hết sức mới mẻ và táo bạo:
“Chếđộ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không? Đấy là vấn đềmà chúng ta đang quan tâm hiện nay... Bây giờ hãy xét những lý do lịch sử cho phép chủnghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á, dễdàng hơn là ởchâu Âu” (T1, tr.33-35).
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diệnvăn hóa , đạo đức (cách tiếp cận mới) – chủ nghĩa xã hội phải là xã hội tiêu biểu về văn hóa, đạo đức, phát triển cao về văn hóa đạo đức.