Các nguyên tắc cơ bản xâydựng và hoạt động của Mặttrận Dântộc thống nhất

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 90 - 95)

III. VẬN DỤNG TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁCXÂY DỰNG ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

b. Các nguyên tắc cơ bản xâydựng và hoạt động của Mặttrận Dântộc thống nhất

nhau: “Hội phản đế đồng minh (1930), “Mặt trận dân chủ” (1936), “Mặt trận Việt Minh” (1941), “Mặt trận Liên Việt” (1946) “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam” (1960), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” (1955, 1976)- song thực chất chỉ là một: Đó là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, nơi quy tụ tất cả các đảng phái, giai cấp tầng lớp, cá nhân yêu nước phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

b. Các nguyên tắc cơ bản xây dựng và hoạt động của Mặttrận Dân tộc thống nhất thống nhất

Hồ Chí Minh yêu cầu Mặt trận phải được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc sau:

- Một là, Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng củakhối liên minh công - nông, đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng.

+ Mặt trận dân tộc thống nhất phải xây dựng trên nền tảng liên minh công nông: Hồ Chí Minh viết “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất” (T10, tr.18). Hồ Chí Minh giải thích: “Vì họ là người sản xuất tất cả mọi tài phú làm làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác”. (T8, tr.214)

+ Mặt trận dân tộc thống nhất chỉ được củng cố và phát triển khi được Đảng lãnh đạo. Phải đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng đảng, làm cho Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh; Đảng phải thực sự là đảng của trí tuệ, dân chủ, cách mạng, thống nhất. Người xác định Đảng lãnh đạo Mặt trận, nhưng Đảng không thể lãnh đạo Mặt trận bằng mệnh lệnh, mà phải dùng phương pháp giáo dục, vận động, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hoá, khơi dậy tính tự giác, tự nguyện.

- Hai là, Mặt trận phải hoạt động trên cơ sởđảm bảo lợi íchtối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

Ngay từ 1925, khi nói về chiến lược đại đoàn kết, Hồ Chí Minh đã khẳng định chỉ có thể thực hiện đoàn kết khi có chung một mục đích, một số phận. Mục đích chung của Mặt trận dân tộc thống nhất được Hồ Chí Minh xác định cụ thể phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng, trong đó độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc bất di bất dịch, là mẫu số chung để quy tụ tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân vào trong Mặt trận.

- Ba là, Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thươngdân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

Nguyên tắc hiệp thương dân chủ đòi hỏi tất cả các vấn đề của Mặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên bàn bạc công khai để đi đến nhất trí. Đảng là người lãnh đạo Mặt trận nhưng cũng là một thành viên của Mặt trận, do vậy tất cả mọi chủ trương chính sách của Đảng phải được trình bày trước Mặt

trận để các thành viên khác cùng bàn bạc dân chủ để tìm kiếm các giải pháp tích cực và thống nhất hành động.

Để thực hiện nguyên tắc này, Đảng cần đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hoà quan hệ giai cấp và dân tộc, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, song phải đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết.

- Bốn là, Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặtchẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Mặt trận dân tộc thống nhất là tập hợp của nhiều giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái…nên bên cạnh những điểm tương đồng, giữa các thành viên của Mặt trận vẫn có nhiều điểm khác nhau, cần phải bàn bạc, hiệp thương dân chủ để thu hẹp những nhân tố khác nhau, cục bộ, nhân lên những nhân tố tích cực, những nhân tố chung, đi đến thống nhất đoàn kết.

- Năm là, Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trậnDân tộc thống nhất, vừa là linh hồn là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.

Với tư cách là thành viên mặt trận, Đảng phải tôn trọng các thành viên khác trong mặt trận, tôn trọng nguyên tắc hoạt động của mặt trận, nhất là nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Với tư cách là người lãnh đạo mặt trận, Đảng phải có tầm nhìn xa, trông rộng, phải “vừa đạo đức, vừa văn minh”. Để làm tròn sứ mệnh của mình, một mặt, Đảng không chỉ phấn đấu xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà còn phải là đại diện xứng đáng cho dân tộc.

5. Phương pháp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

- Phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng.

+ Mục đích tuyên truyền: để người dân hiểu, tin và đi theo Đảng, từ đó tham gia vào trận tuyến cách mạng.

+ Nội dung tuyên truyền giáo dục phải phản ánh đúng quyền lợi cơ bản nhất của dân tộc, phù hợp với tâm lí nguyện vọng của các giai cấp tầng lớp trong xã hội, chỉ rõ lợi ích chung, lợi ích riêng của từng giai cấp, tầng lớp (công nhân,

nông dân, trí thức, phụ nữ, thanh niên, đồng bào dân tộc ít người, đồng bào tôn giáo, quan lại, nhân sĩ yêu nước, những người bị ép buộc lầm đường lạc

lối…). + Phương pháp tuyên truyền: phải ngắn gọn, dễ hiểu “nói ai cũng hiểu được, hiểu được thì nhớ được, nhớ được thì làm được”

+ Hình thức tuyên truyền: phải sử dụng có hiệu quả các hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng

+ Cán bộ tuyên truyền: phải là tấm gương sáng về đạo đức, đoàn kết, mẫu mực từ lời nói đến việc làm. Người nói, cán bộ tuyên truyền phải có “óc nghĩ, mắt thấy, chân đi, tai nghe, miệng nói, tay làm”

- Phương pháp tổ chức.

+Phương pháp tổ chức: Đó là phương pháp xây dựng, kiện toàn, không ngừng phát triển hệ thống chính trị cách mạng, từ Đảng, Nhà nước đến các đoàn thể quần chúng. Sự thống nhất và bền vững của hệ thống chính trị cách mạng, theo Hồ Chí Minh, chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc.

Đảng Cộng sản phải được xây dựng thật sự trong sạch, vững mạnh, trí tuệ,

cách mạng và thống nhất. Đảng Cộng sản phải là Đảng trí tuệ, đại diện cao nhất cho trí tuệ dân tộc, đủ sức nhận thức, nắm bắt những nhu cầu khách quan của lịch sử dân tộc; có năng lực tiếp thu, vận dụng trào lưu tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại – chủ nghĩa Mác – Lênin và tri thức nhân loại, kết hợp với tổng kết, phát triển kinh nghiệm của các dân tộc để đề ra đường lối đúng đắn, dẫn dắt cả dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng khác. Đảng Cộng sản phải là Đảng cách mạng, tức là phải theo đuổi đến cùng, phấn đấu đến cùng cho lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Đảng phải kiên quyết và triệt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, không dao động, nửa vời; đảng viên phải dám xả thân vì lý tưởng của Đảng. Đảng phải thống nhất trong tư tưởng, hành động, từ trên xuống dưới. Đảng phải là một tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật tự giác, phải xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ,

lấy tự phê bình và phê bình làm vũ khí xây dựng Đảng; các đảng viên phải yêu thương nhau, phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Chỉ có một Đảng như thế làm hạt nhân lãnh đạo mới có thể xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhà nước tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội,

mỗi chủ trương, chính sách, việc làm của Nhà nước đều tác động trực tiếp đến đời sống, lợi ích và tâm tư, tình cảm của quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn và chăm lo xây dựng một nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân. Người giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải trung thành, tận tụy phục vụ nhân dân, suốt đời làm đày tớ, công bộc cho dân. Chỉ có như vậy Nhà nước mới thực sự là công cụ của Đảng, là tổ chức đại diện cho quyền lực của nhân dân, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ.

Các đoàn thể quần chúng hợp thành Mặt trận dân tộc thống nhất – đó chính là cái vỏ vật chất của khối đại đoàn kết.

Mặt trận dân tộc thống nhất càng rộng rãi, càng chặt chẽ, thống nhất bao nhiêu thì khối đại đoàn kết càng mạnh mẽ, bền vững bấy nhiêu. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các đoàn thể quần chúng và Mặt trận dân tộc thống nhất là sợi dây gắn kết Đảng với nhân dân.

- Phương pháp xửlý đồng bộ các mối quan hệ nhằm thực hiện thêm bạn, bớt thù.

Thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp luôn phân định thành ba trận tuyến: cách mạng một bên, phản cách mạng một bên và ở giữa là một lực lượng trung gian, đối tượng lôi kéo, tranh thủ của hai lực lượng đối lập. Thành, bại trong cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng đối địch không chỉ phụ thuộc vào thực lực mỗi bên mà còn phụ thuộc một phần rất lớn vào yếu tố: bên nào tranh thủ được sự ủng hộ của các lực lượng trung gian. Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính là phương pháp xử lý khoa học mối tương quan ba chiều: lực lượng cách mạng, lực lượng trung gian, lực lượng phản cách mạng đó, nhằm

mục tiêu mở rộng đến mức tối đa trận tuyến cách mạng, tạo thế áp đảo của cách mạng đối với phản cách mạng để giành thắng lợi.

+ Với lực lượng cách mạng: phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh là khai thác, phát huy sự thống nhất, tương đồng, hạn chế, khắc phục, tiến tới xóa bỏ dần những khác biệt trong mục tiêu, lợi ích. Sự đoàn kết, thống nhất của lực lượng cách mạng chính là điều kiện tiên quyết giúp cho việc thu hút, tập hợp các lực lượng trung gian vào trận tuyến cách mạng, cô lập các lực lượng thù địch.

+ Với lực lượng trung gian (các tầng lớp trên, trí thức thượng lưu, nhân sĩ, hoàng tộc, quan lại,…), phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh là xóa bỏ mọi thành kiến, mặc cảm, khơi gợi, cổ vũ ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, chân thành hợp tác và trọng dụng.

+ Đối với các thế lực thù địch, phương pháp Hồ Chí Minh là chủ động, kiên quyết tiến công tiêu diệt trên cơ sở phân hóa, cô lập chúng đến mức cao độ; chăm chú theo dõi, khai thác mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, lôi kéo, tranh thủ những lực lượng nào còn có thể tranh thủ được, hòa hoãn tạm thời với những lực lượng, bộ phận có thể hòa hoãn được, thu hẹp và cô lập lực lượng thù địch nguy hiểm, trực tiếp nhất. Đối với các thế lực thù địch ngoan cố, phản động nhất, phương pháp Hồ Chí Minh là kiên quyết, không ngừng thế tiến công. Đó là phương pháp cách mạng triệt để, phân biệt rạch ròi giữa các lực lượng hiếu chiến đi xâm lược với nhân dân lao động ở các nước đi xâm lược, để từ đó đoàn kết với họ.

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀĐẠI ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

1. Bối cảnh thời đại và sựhình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđại đoàn kết quốc tế

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)