Xâydựng nhànước trong sạch, vững mạnh

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 77 - 80)

- Mụctiêu chung của chủnghĩa xã hội: Độc lập, tự do chodân tộc, hạnh

c. Xâydựng nhànước trong sạch, vững mạnh

* Kiểm soát quyền lực nhà nước

- Kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu vì xu hướng thahóa quyền lực là khuyết tật bẩm sinh của bộ máy nhà nước.

- Quyền lực nhà nước là do dân ủy thác, nhưng phải làmsao để dân ủy quyền nhưng không mất quyền. Vì vậy, quyền lực phải được kiểm soát.

- Về phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước, theo HồChí Minh trước hết cần phát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng cộng sản.

+ Đảng là đội tiên phong chiến đấu của giai cấp và dân tộc, là Đảng cầm quyền nên có quyền và có trách nhiệm kiểm soát quyền lực Nhà nước thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của nhà nước và công chức nhà nước.

+ Kiểm soát quyền lực nhà nước còn dựa trên cách thức tổ chức và phương thức vận hành của nhà nước (kiểm soát bên trong ).

+ Phải có cơ chế huy động sự kiểm soát của nhân dân đối với nhà nước (kiểm soát bên ngoài)

* Phòng chống tiêu cực trong nhà nước

- Hồ Chí Minh là người phát hiện rất sớm những vấn đề tiêu cực trong quá trình xây dựng nhà nước mới. Phải chống đặc quyền, đặc lợi và các tiêu cực khác, giữ cho nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh.

Chỉ một tháng sau khi giành được độc lập, trong thủ gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (10/1945), Người chỉ ra 6 căn bệnh: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo: "Trái phép: ..có lúc vì tư thù, tư oán mà bắt bớ và tịch thu làm cho dân oán thán.

Cậy thế: cậy thế mình ở trong bộ máy nhà nước để ngang tàng, muốn sao

được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân, quên rằng dân bầu ra mình là để làm việc cho dân chứ không phải để cậy thế với dân.

Hủ hóa: ăn tiêu xa xỉ, thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức, “Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên cho đến các cô cậu ủy viên cũng dùng xe hơi của công.

Thử hỏi những hao phí đó ai phải chịu?.

Tư túng: kéo bè kéo cánh, bà con bạn hữu, không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ, người có tài đức, nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc công, chứ không phải việc riêng gì dòng họ của ai.

Chia rẽ: bênh lớp này chống lớp khác, không biết làm cho các tầng lớp nhân dân nhân nhượng, hòa thuận với nhau.

Kiêu ngạo: tưởng mình ở trong cơ quan chính phủ là thần thánh rồi, coi khinh ND, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng” lên.” (T4, 57, 58)

- Bộ máy nhà nước từ trung ương đến làng xã không sợ sailầm, mà phải biết nhận ra sai và hết sức sửa chữa. Hồ Chí Mnh viết: “Không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì chính phủ sẽ không khoan dung. Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà, mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ“công bình, chính trực” vào lòng” (T4, 58)

- Phải kiên quyết chống lại tệ đặc quyền, đặc lợi, lợi dụng,lạm dụng quyền lực để sách nhiễu nhân dân; bệnh tham ô, lãng phí, quan liệu được Hồ Chí Minh coi như kẻ “giặc nội xâm” phải kiên quyết chống như đánh giặc trên mặt trận nhằm tránh nguy cơ suy thoái, đổ vỡ không lường hết được. Người chỉ rõ: "Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cốý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến, ...Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính...Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám" (T6, 490); trong

thực thi pháp luật, Hồ Chí Minh yêu cầu "Phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất lỳ kẻ ấy, làm nghề nghiệp gì". Người đã nhiều lần phê phán: "Cậy thế mình ở trong ban này, ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu ra mình để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân: (T4, 57)

- Để chống tiêu cực trong bộ máy nhà nước, phương phápluận của Hồ Chí Minh là quy tất cả các quan hệ phức tạp của XH thành mối quan hệ với mình, với công việc, và với người.

+ Với mình phải cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư, phải tự mình xử lý chính mình.

+ Với người khác phải biết thương yêu, quý trọng, nhất là phải tin tưởng vào nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân;

+ Với công việc phải tận tụy, làm đến nơi đến chốn.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)