Nội dung Tưtưởng HồChí Minhvề độc lậpdân tộc.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 28 - 32)

III. GIÁ TRỊ TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

b. Nội dung Tưtưởng HồChí Minhvề độc lậpdân tộc.

quyết theo lập trường giai cấp

+ Áp bức giai cấp là nguồn gốc của áp bức dân tộc, muốn xóa bỏ tình trạng dân tộc này áp bức nô dịch dân tộc khác trước hết phải xóa bỏ chế độ xã hội có áp bức và đối kháng giai cấp

+ Giải phóng giai cấp là tiền đề giải phóng dân tộc + Chưa có điều kiện bàn đến vấn đề dân tộc thuộc địa - Quan điểm của Lênin:

+ Khi Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vấn đề dân tộc thuộc địa trở thành vấn đề lớn của thời đại cần phải được giải quyết.

+ Chỉ rõ hai xu hướng phát triển của vấn đề dân tộc trong chủ nghĩa tư bản:

Thứ nhất: Sự thức tỉnh của ý thức dân tộc, của phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc sẽ dẫn tới việc thành lập các quốc gia dân tộc độc lập;

Thứ hai: Sự phá hủy hàng rào ngăn cách dân tộc, thiết lập sự thống nhất quốc tế của chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa hai xu hướng này. Chỉ có cách mạng vô sản và Chủ nghĩa xã hội mới khắc phục đươc mâu thuẫn đó.

+ Bước đầu giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc thuộc địa với đường lối kết hợp cách mạng vô sản chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa.

+ Hạn chế: chưa thấy hết tính chủ động sáng tạo và tiềm năng cách mạng to lớn của các dân tộc thuộc địa, đặt cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc, chủ trương ưu tiên cho cách mạng vô sản chính quốc

b. Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. tộc.

- Mác, Ăngghen, Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấpchống chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc.

- Hồ Chí Minh tập trung nghiên cứu về cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc ở các thuộc địa và có nhiều sáng tạo lý luận độc đáo về vấn đề này

- Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa gồm:

+ Đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập

+ Lựa chọn con đường phát triển đúng đắn cho dân tộc:

Giải phóng dân tộc gắn liền với việc lựa chọn con đường phát triển của dân tộc.

Phương hướng phát triển dân tộc quy định nội dung và yêu cầu của cuộc đấu tranh giành độc lập, gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp lãnh đạo nhất định

Từ thực tiễn của phong trào cách mạng thế giới và xu thế vận động của thời đại, Hồ Chí Minh khẳng định: độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Phương hướng phát triển đúng đắn của các dân tộc trong thời đại mới là chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường phát triển tiến bộ nhất của thời đại.

* Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh vềđộc lập dân tộc;

- Thứ nhất: Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khảxâm phạm của tất cả các dân tộc. Các dân tộc muốn được tự do, bình đẳng thì không còn con đường nào khác là phải tự đứng lên giành lấy độc lập tự do, phải “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Người nói “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc”. Quyền dân tộc thực chất là quyền con người mở rộng – quyền của cộng động người. Quyền con người phải thống nhất với quyền dân tộc, không được tách rời hoặc đi ngược với quyền dân tộc.

- Thứ hai: độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàntoàn. Các dân tộc có quyền lựa chọn chế độ xã hội và con đường phát triển thích hợp với

dân tộc mình. “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”; "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tựdo và độc lập”

Hồ Chí Minh nêu lên 2 tiêu chí của độc lập thật sự:

Một là, dân tộc đó phải có quyền quyết định trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ. Trong đó, trước hết và quan trọng nhất là độc lập về chính trị. Năm 1948, Pháp lập chính phủ bù nhìn; năm 1949, Pháp đưa Bảo Đại về làm Quốc trưởng và tuyên bố Việt Nam đã có độc lập, Hồ Chí Minh đã kịch liệt phản đối thứ độc lập giả hiệu đó.

Hai là, dân tộc đó phải được bình đẳng với các dân tộc khác. Quốc tế không thể can thiệp vào công việc nội bộ của một nước nếu không có đại diện chân chính của nước đó tham gia. Người khẳng định nhân dân Việt Nam hoan nghênh mọi sự giúp đỡ của các nước khác, đồng thời phản đối mọi sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.

- Thứ ba, Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do hạnhphúc của nhân dân.

Độc lập thực sự phải là nền độc lập mà mọi phần tử quốc dân đều được hưởng thành quả của nó. Trong thư gửi ủy ban hành chính các cấp, Hồ Chí Minh viết:“Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”.

Độc lập dân tộc thực sự, hoàn toàn là khát vọng cháy bỏng của Hồ Chí Minh. Với tinh thần ấy, trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.. .

- Thứ tư, độc lập dân tộc phải là nền độc lập mà người dân được sốngtrong một đất nước hòa bình, thống nhất, được hưởng các quyền tự do chân chính.

Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập, chủ quyền quốc gia; đồng thời Người cũng là hiện thân của khát vọng hòa

bình trong độc lập tự do. Trên cơ sở kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu, chủ động tích cực bày tỏ ước vọng về những giải pháp hòa bình tránh xung đột, tránh chiến tranh.

Với mong muốn giải quyết cuộc tranh chấp Việt - Pháp bằng con đường hòa bình, Hồ Chí Minh cùng Đảng ta chủ động ký Hiệp định sơ bộ 6-3, rồi Người trực tiếp ký Tạm ước 14- 9 với Chính phủ Pháp.

Trong thư gửi Chính phủ, Quốc hội, nhân dân Pháp ngày 7-1-1947, Hồ Chí Minh khẳng định nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam là muốn có hòa bình để kiến thiết quốc gia với sự cộng tác của những người Pháp chân chính. Người nói, chính phủ và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập và thống nhất của Việt Nam thì ngay lập tức chiến tranh sẽ chấm dứt, hòa bình sẽ trở lại.

Cũng với tinh thần như vậy, trong thư trả lời Tổng thống Mỹ Giônxơn ngày 15-2-1967, Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất thiết tha với độc lập, tự do và hòa bình... Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì con đường đưa đến hòa bình ở Việt Nam là Mỹ phải chấm dứt xâm lược... Phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam ... phải để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình”.

* Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của chủnghĩa dân tộc

- Chủ nghĩ Mác – Lênin không có điều kiện nghiên cứu đầyđủ về sức mạnh và vai trò của chủ nghĩa dân tộc.

- Quốc tế cộng sản do lập trường tả khuynh nên có nhữngquan điểm sai lầm về chủ nghĩa dân tộc: Coi chủ nghĩa dân tộc là sự xa rời chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đối lập với chủ nghĩa quốc tế, là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia tư sản - Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của chủ nghĩa yêunước, chủ nghĩa dân tộc chân chính, coi đó là động lực to lớn mà nếu không dựa vào nó thì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc không thể thành công.

Năm 1924, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủnghĩa dân tộc là một động lực lớn, một động lực vĩ đại, duy nhất của người Việt Nam, nước Việt Nam”.Người cộng

sản cần phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc, giương cao ngọn cờ dân tộc trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột thực hiện Chủ nghĩa cộng sản. “Chủnghĩa dân tộc chân chính, khác với chủnghĩa dân tộc tư sản, nó không xa rời, không đối lập với chủnghĩa Mác –Lê Nin mà “chủnghĩa dân tộc sẽ biến thành chủnghĩa Quốc tế vô sản”.

Vì sao Chủ nghĩa dân tộc có sức mạnh như vậy? Ở các nước tư bản chủ nghĩa mâu thuần chủ yếu của xã hội là mâu thuẫn đối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản…nên động lực của cách mạng là đấu tranh giai cấp. Ở các nước thuộc địa, mâu thuẫn giữa dân tộc và đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu vì vậy chỉ có chủ nghĩa dân tộc mới quy tụ được mọi giai cấp và tầng lớp xã hội vào một mặt trận chung chống đế quốc thực dân… Đó là nguồn gốc sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)