III. VẬN DỤNG TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁCXÂY DỰNG ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
a) Bối cảnh thờiđạ
Thời đại Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động chính trị là thời đại đang diễn ra những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử loài người về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học, công nghệ:
+ Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn tư bản độc quyền, nghĩa là giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc với hệ thống thuộc địa của chúng đã làm nảy sinh mâu thuẫn cơ bản của thời đại: mâu thuẫn giữa chủnghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với sự thức tỉnh
của Châu Á là nét nổi bật của tình hình thế giới đầu thế kỷ XIX.
+ Thắng lợi của cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở đầu cho thời đại mới – thười đại quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, tạo ra mâu thuẫn cơ bản xuyên suốt thời đại là mâu thuẫn giữa hệ thống chủnghĩa xã hội với tư bản chủnghĩa. Chính sự ra đời của nhà nước Xô viết và sau đó Quốc tế Cộng sản ra đời đã tạo điều kiện cho phong trào cách mạng thế giới phát triển, trong đó có phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông, mở ra sự chuyển hướng của cách mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạo cách mạng vô sản.
+ Sự phát triển không đều của Chủ nghĩa tư bản đã làm sâu sắc thêm mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, gây ra cuộc chiến tranh nhằm phân chia
lại thị trường, tiêu biểu là hai cuộc Chiến tranh thế giới (1914-1918 và 1939- 1945). Gánh nặng của hai cuộc chiến tranh đè nặng lên số phận của nhân dân lao động ở cả chính quốc và thuộc địa, thúc đẩy phong trào cách mạng của các nước. Nếu chiến tranh thế giới thứ nhất làm xuất hiện một Nhà nước Xô viết thì Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm xuất hiện thêm một loạt các nhà nước Xã hội chủ nghĩa hình thành nên hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa, thành trì của phong trào cách mạng vô sản, chỗ dựa vững chắc của phong trào giải phóng dân tộc.
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển, sự bóc lột tư bản tăng lên, cùng gánh nặng của các cuộc chiến tranh xâm lược, chiến tranh thế giới… làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở chính quốc và thuộc địa cũng tăng lên.
Các cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản châu Âu liên tiếp nổ ra và bị đàn áp khốc liệt.
Mặt khác, sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản, sự hình thành thị trường thế giới, đã làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, phá vỡ tình trạng biệt lập giữa