Nền tảng củakhối đạiđoàn kết toàn dântộc

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 87 - 90)

III. VẬN DỤNG TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁCXÂY DỰNG ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

b. Nền tảng củakhối đạiđoàn kết toàn dântộc

- Đại đoàn kết phải dựa trên cơ sở lấy liên minh công nôngvà trí thức làm cơ sở, làm trụ cột để đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất. + Cơ sở để Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm trên chính là ở chỗ công nhân và nông dân là hai lực lượng đông đảo nhất, cách mạng nhất ở nước ta. Tầng lớp trí thức Việt Nam cũng rất yêu nước, trung thành với dân tộc và Tổ quốc cùng chịu cảnh mất nước, cùng có một nguyện vọng chung là độc lập cho dân tộc tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người.

+ Mối quan hệ giữa Mặt trận dân tộc thống nhất với liên minh công, nông và trí thức là sự phản ánh về mặt tổ chức xã hội, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp vì vậy mà không thể tuyệt đối hóa một mặt nào. Tuyệt đôi hóa vai trò của công nông và trí thức hạ thấp vai trò của Mặt trận sẽ dẫn đến cực đoan “tả” khuynh, cô lập, hẹp hòi; ngược lại hạ thấp vai trò của liên minh công nông và trí thức sẽ dẫn đến hữu khuynh, vô nguyên tắc, vô chính phủ. Thực tiễn chỉ ra rằng Mặt trận càng rộng rãi bao nhiêu thì sức mạnh của liên

minh công nông và trí thức càng to lớn bấy nhiêu và ngược lại khi liên minh công nông và trí thức càng được củng cố, tăng cường thì Mặt trận càng vững chắc, càng có sức mạnh.

- Trong khối đại đoàn kết, Đảng không chỉ là một bộ phậnbình đẳng, mà còn là lực lượng lãnh đạo, là linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc

Để làm tròn sứ mệnh của mình, một mặt, Đảng phải phấn đấu xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại diện xứng đáng cho lợi ích của dân tộc. Muốn vậy, Đảng phải tuyên truyền, giáo dục, tập hợp, hướng dẫn cả dân tộc đấu tranh vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động. Mặt khác, Đảng phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông và trí thức làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong xã hội.

3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, quy tụ, đoàn kết được mọi giai cấp, tầng lớp cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Một là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa,đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt

quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc và đã trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.

- Hai là, phải có tấm lòng khoan dung, độlượng với con người.

+ Xã hội luôn phải đối diện với nhiều vấn đề phức tạp do lịch sử để lại, nếu không có lòng khoan dung độ lượng đối với con người thì không thể khép lại quá khứ, hướng đến tương lai. Cần phải khoan dung độ lượng thì mới xóa bỏ được thành kiến, định kiến, chân thành đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

+ Điểm nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh là lòng khoan dung rộng lớn trước tính đa dạng của con người.

Hồ Chí Minh nhìn con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội, trong tính cách, khát vọng, phẩm chất và khả năng... Theo Người mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng người đều có ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu, mặt được, mặt chưa được... nhưng tấm lòng của Người bao dung tất cả.

Người từng viết: “Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp và nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn, cũng như cái chén cái đĩa cạn” (T5, 644).

Với độ lượng sâu như biển rộng, Hồ Chí Minh đã tập hợp quanh mình và phát huy tác dụng của cả những vị vốn là đại thần của Nam triều cũ, dung nạp cả cựu hoàng Bảo Đaị, kẻ đã từng kết án tử hình Người.

Đối với những cán bộ, đảng viên có lỗi, Người mong muốn và tạo điều kiện sửa chữa lỗi lầm, Người nâng niu mặt tốt, mặt thiện trong con người, lấy đó làm biện pháp giúp đỡ con người.

- Ba là, phải có niềm tin vào nhân dân, tin vào con người.

+ Để thực hiện đoàn kết rộng rãi, theo Hồ Chí Minh cần phải tin dân, yêu dân và dựa vào dân, sống đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Theo Người: DÂN là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh của khối đại đoàn kết, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.

+ Tin dân, dựa vào dân trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là sự kế thừa và nâng cao tư duy chính trị truyền thống của dân tộc: “Nước lấy dân làm gốc”, “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”; Người rất tâm đắc với câu nói của nhân dân Quảng Bình thời chống Mỹ: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong” (T12, 212); đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Cách mạng là sự nghiệp của của quần chúng”(T10, 197). Người nhấn mạnh: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”(T8, 276). “Nước lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên

nền nhân dân”(T5, 410). Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào nhân dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)