- Mụctiêu chung của chủnghĩa xã hội: Độc lập, tự do chodân tộc, hạnh
d. Xâydựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
+ Theo Hồ Chí Minh cán bộ là dây truyền của bộ máy, là cầu nối trung gian giữa Đảng, nhà nước với nhân dân, mọi việc thành hay bại là do cán bộ tốt hay
kém. Cán bộ phải có đủ đức, tài trong đó đức là gốc. Công tác cán bộ là công tác “gốc” của Đảng.
+ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Người coi cán bộ là “Cái gốc của mọi công việc’’, ‘’Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém’’
+ Nội dung của công tác cán bộ bao hàm: tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Đánh giá đúng cán bộ; sử dung, bố trí đúng cán bộ (dụng nhân như dụng mộc); thực hiện đầy đủ chính sách đối với cán bộ.
Tuy nhiên, các cán bộ của Đảng khi cầm quyền thường dễ dẫn đến hiện tượng lợi dụng, lạm dụng quyền lực để tham ô, hối lộ hách dịch, ức hiếp quần chúng, khiến nhân dân oán ghét.
Vì vậy, trước lúc đi xa Hồ Chí Minh căn dặn: + Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ: 1. Có đạo đức cách mạng.
2. Tuyệt đối trung thành với Đảng.
3. Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủtrương của Đảng, có trí tuệ, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi.
4. Luôn học hỏi cả về lý luận MLN lẫn nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ.
5. Có tác phong công tác tốt, chống chủ quan, quan liêu,đại khái, ham chuộng hình thức phô trương, không chịu xuống địa phương
+ Công tác cán bộ cần:
1. Hiểu và đánh giá đúng cán bộ.
2. Phải khéo dùng cán bộ. Người dạy: “Chúng ta phải nhớ rằng: người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, ta phải dùng chõ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗmà dùng được’’.
3. Biết kết hợp dùng cán bộ trẻ với cán bộ già.
5. Phải chống bệnh địa phương, cục bộ phe phái, cánhhẩu, họ hàng trong chính sách cán bộ.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀNHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1 Nhà nước dân chủ
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
* Khái quát chung về dân chủ
- Dân chủ là vấn đề phức tạp và ngày nay được tiếp cậntrên nhiều phương diện khác nhau:
+ Dân chủ là quyền lực và ý chí của nhân dân thông qua các thiết chế dân chủ của nhà nước và xã hội
+ Dân chủ là chế độ nhà nước – chế độ dân chủ
+ Dân chủ là nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
+ Dân chủ là thành quả của đấu tranh giai cấp, đấu tranh và tiến bộ xã hội + Dân chủ là nguyên tắc quan hệ giữa các công dân trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng trước pháp luật
- Dân chủ và tự do là hai khái niệm gắn liên với nhau, cáinày có trong cái kia. Tự do là khát vọng bẩm sinh của con người; nhưng dc thì phải được dạy, được thực hành mới dần có được. Muốn “phát triển tự do cho mỗi người để đảm bảo tự do cho mọi người” thì phải có phương tiện (cơ chế, thể chế…) thực hiện các quyền tự do ấy chính là dân chủ.
- Dân chủ thể hiện:
+ Đảm bảo quyền của con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó quan trọng nhất là thực hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
+ Xây dựng phương thức tổ chức xã hội trên tinh thần: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, hệ thống chính trị là do “dân cử ra”, “dân tổ chức nên”.
* Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ:
- Dân chủ là khát vọng muôn đời của con người, và mụctiêu của cách mạng là phải giành lấy dân chủ cho nhân dân
- Chủ nghĩa xã hội là chế độ dân chủ, dân chủ là bản chấtcủa chủ nghĩa xã hội. Đó là xã hội mà dân là chủ, dân làm chủ. Dân là chủ - Nhân dân phải giữ địa vị cao nhất của xã hội và của quyền lực nhà nước; trong xã hội; dân làm chủ, mọi quyền hành lực lượng đều ở dân. (Dân muốn là chủ phải hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, phải chịu khó học hỏi để có kiến thức tham gia làm chủ, phải dũng cảm cùng với Đảng và Nhà nước đấu tranh chống những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.)
Trong bài báo Dân vận, viết năm 1949, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ:
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.. .
Chính quyền từxã đến chính phủtrung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từtrung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ởnơi dân” (T 5, 698)
- Dân chủ là giá trị chung, là sản phẩm của văn minh nhânloại, là lý tưởng phấn đấu của các dân tộc. Dân chủ và bình đẳng là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức quốc tế
* Quan niệm của Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ
- Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc thực hành dânchủ, bởi thực chất của vấn đề dân chủ là thực hành dân chủ và đây là vấn đề khó nhất của lĩnh vực dân chủ.
- Dân chủ cần được thực hành trong các lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội... trong đó dân chủ trong lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất vì nó là biểu hiện tập trung của thiết chế dân chủ và hiệu quả hoạt động nhà nước.
- Biện pháp cơ bản để thực hành dân chủ :
+ Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi mà trước hết là phải mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng, làm cơ sở cho việc mở rộng dân chủ ngoài xã hộ.
+ Xây dựng nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, thực thi quyền lực của dân
+ Xây dựng các đoàn thể chính trị xã hội vững mạnh, thật sự là tổ chức thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp
của nhà nước
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, nhà nước là mộtphạm trù lịch sử. Nhà nước là thành tố cơ bản nhất của hệ thống chính trị. Nhà nước luôn mang bản chất giai cấp, không có nhà nước phi giai cấp hay nhà nước chung của tất cả giai cấp.
- Quan điểm Hồ Chí Minh:
+ Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện:
Thứ nhất, Nhà nước ta là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thứ hai, nhà nước được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp công nhân (tập trung dân chủ, Đảng lãnh đạo, thống nhất quyền lực...)
Thứ ba, hoạt động tổ chức, quản lý của Nhà nước hướng đến mục tiêu
đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc. Đó là nhà nước của khối đại đoàn kết dân tộc. Nói nhà nước
ta là “nhà nước của dân, do dân, vì dân”, không phải là nhà nước “toàn dân”, nhà nước phi giai cấp, mà là nói tới tính chất dân chủ nhân dân của nhà nước. Nhà nước đó xét về bản chất vẫn là nhà nước của giai cấp công nhân, nhưng xét về đại diện và bảo vệ lợi ích thì đó là “nhà nước của dân, do dân, vì dân”, dựa trên cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề:
+ Về lý luận, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giai cấp và dân tộc là thống nhất, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động, vì vậy nhà nước của giai cấp công nhân cũng đồng thời là nhà nước có tính dân tộc, “nhà nước của dân, do dân, vì dân”.
+ Về thực tiễn, nhà nước ta là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của toàn dân tộc với sự phấn đấu hy sinh của nhiều thế hệ cách mạng. Nhà nước ta luôn bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng và từ khi ra đời cho đến nay Nhà nước ta đã phải đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử với dân tộc là tổ chức, lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi, giải phóng hoàn toàn đất nước, giữ vững độc lập dân tộc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, góp phần xứng đáng vào sự phát triển tiến bộ của thế giới..
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh vềnhà nước của dân, do dân, vì dân
* Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhànước kiểu mới ở Việt Nam.
- Thứ nhất, thời kỳ từ 1911 trở về trước, tư tưởng xây dựng một nhà nước trọng dân, thân dân, khoan dân, dựa vào dân của nền văn hóa chính trị phương Đông đã được Hồ Chí Minh lĩnh hội và coi đó như hành trang trên con đường tìm đường cứu nước
- Thứ hai, từ năm 1911 -1920, Hồ Chí Minh đã có điều kiện tìm hiểu về các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, cũng như các hình thức tổ chức nhà
nước của nó. Nhận thức của Hồ Chí Minh về nhà nước của giai cấp tư sản: Người đánh giá cao tư tưởng tự do bình đẳng bác ái của cách mạng Pháp, tư tưởng đề cao quyền lực tối cao của nhân dân trong cách mạng Mỹ, nhưng nhận rõ hạn chế cơ bản của nhà nước tư sả – đó vẫn là nhà nước của giai cấp bóc lột, vẫn áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Hồ Chí Minh khẳng định rằng sau khi cách mạng thành công, phải thiết lập một chính quyền của số đông người: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớđể trong tay một bọn ít người”.
- Thứ ba, một bước tiến của Hồ Chí Minh là sau khi giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin là Người chọn kiểu nhà nước công nông binh (nhà nước xô viết) là hình thức Nhà nước đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Trong Chính cương vắn tắt của Đảng, Người viết: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập và dựng ra chính phủ công nông binh” (T3,1)
- Thứtư, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm cách mạng thế giới và thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam (xô viết Nghệ
Tĩnh) nhận thấy, nhà nước xô viết không thích hợp lắm với Việt Nam và đi đến lựa chọn xây dựng một nhà nước dân chủ nhân dân ở nước ta - Nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc: Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
* Quan niệm vềnhà nước của dân, do dân, vì dân
- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đềnhà nước là chủ trương xây dựng một nhà nước do Nnhân dân lao động làm chủ... Đây cũng là điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh so với quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và cũng là điểm cơ bản nhất để phân biệt nhà nước ta với nhà nước trước đó.
- Nhà nước của dân:
+ Là nhà nước mà tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước là việc chung, mỗi một con Rồng cháu Tiên, bất kỳ già
trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo... đều phải ghé vai gánh vác một phần.
+ Dân là chủ nhà nước, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.... Quyền bính của cán bộ, công chức nhà nước là do dân ủy nhiệm, giao phó.
+ Dân có quyền bầu (ủy nhiệm) và bãi miễn người thay mặt mình vào Quốc hội và các cơ quan quyền lực nhà nước; kiểm soát các công việc của NN; giám sát hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra thông qua các thiết chế dân chủ.
- Nhà nước do dân:
+ Nhà nước do dân lập ra - Dân cử ra các đại diện của mình tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
+ Nhà nước do dân xây dựng, ủng hộ và bảo vệ; nhà nước được dân phê bình, giám sát, tạo điều kiện để nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn.
+ Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức phải lắng nghe ý kiến nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nhân dân có quyền bãi miễn các cơ quan nhà nước nếu tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của dân:
"Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ" (T5, 60)
- Nhà nước vì dân:
+ Mọi hoạt động của nhà nước đều phải vì nhân dân, hướng vào việc phục vụ nhân dân. Đem lại quyền lợi chonhân dân là mục tiêu cơ bản của nhà nước ta.
+ Mọi công chức nhà nước từ Chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc (người phục vụ chung của xã hội) của dân: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” (T4, 56).
+ Chính quyền các cấp phải chăm lo cho dân từ việc lớn đến việc nhỏ, các cơ quan nhà nước quản lý xã hội là để lo cho dân: Nếu để cho dân đói, chính phủ có lỗi, nếu để cho dân giét, chính phủ có lỗi, nếu để cho dân không được học
hành, chính phủ có lỗi... “Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗở. Làm cho dân có học hành”
+ Cán bộ nhà nước là người phục vụ, đồng thời còn là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân, phải "xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.