Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lí đội ngũ VCHC

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lí đội ngũ VCHC phải rõ ràng như những quy chuẩn về số lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức đội ngũ giảng viên. Các quy chế, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, đánh giá đội ngũ VCHC cho tất cả các đối tượng viên chức trong nhà trường và các quy chế làm việc dành cho VCHC để có thể quản lí đội ngũ này một cách hiệu quả.

Cơ chế, chính sách đãi ngộ của nhà nước, ngành, trường đối với VCHC

Chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đối với đội ngũ VCHC là yếu tố tạo động lực để đội ngũ VCHC chuyên tâm với nghề nghiệp. Các trường đại học

nên có quy chế, quy định riêng cho đội ngũ VCHC, các cơ chế, chính sách đãi ngộ dành cho đội ngũ này cần theo hiệu quả công việc và vị trí việc làm của VCHC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nguồn lực con người là nhân tố quyết định mọi sự phát triển, có vị trí và tầm quan trọng hàng đầu của một tổ chức. Trong bất kỳ trường đại học nào đội ngũ giảng viên cũng chính là lực lượng lao động chủ chốt, trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, đội ngũ VCHC là một lực lượng quan trọng không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Họ giúp cho lãnh đạo thực hiện chức năng quản lí của mình trong các hoạt động của nhà trường, thi hành các chính sách để phát triển nhà trường.

Đội ngũ VCHC có vai trò quan trọng trong phát triển nhà trường, vì vậy có những quy định về năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của VCHC. Các hoạt động quản lí đội ngũ VCHC ở Trường ĐHSP TP. HCM bao gồm 5 hoạt động cơ bản: (1) quy hoạch đội ngũ VCHC, (2) tuyển dụng, sử dụng đội ngũ VCHC, (3) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ VCHC, (4) đánh giá đội ngũ VCHC và (5) tạo môi trường, điều kiện làm việc cho đội ngũ VCHC. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lí đội ngũ viên chức hành chính tại trường đại học gồm các yếu tố chủ quan và khách quan

Các nội dung trình bày ở phần cơ sở lí luận ở chương 1 là cơ sở khoa học để chúng tôi khảo sát thực trạng quản lí đội ngũ VCHC Trường ĐHSP TP. HCM.

Chương 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.Khái quát về trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Khái quát chung đặc điểm trường ĐHSP TP. HCM

Trường ĐHSP TP. HCM được thành lập ngày 27/10/1976 theo Quyết định số 426/TTG của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường là Trường ĐHSP Sài Gòn, được thành lập năm 1957. Từ năm 1995, Trường là thành viên của Đại học Quốc gia TP. HCM. Năm 1999, Chính phủ quyết định tách Trường khỏi Đại học Quốc gia TP. HCM để xây dựng Trường ĐHSP trọng điểm ở phía Nam. Hiện nay, Trường ĐHSP TP. HCM là một trong 17 trường Đại học trọng điểm Quốc gia và là 1 trong 2 trường ĐHSP trọng điểm của cả nước, đóng vai trò nòng cốt, đầu đàn đối với hệ thống các trường sư phạm và phổ thông ở phía Nam. Từ ngày thành lập đến nay, Trường đã được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1986), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1996), Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2007). Bộ GD&ĐT, Uỷ ban nhân dân TP.HCM và các địa phương tặng nhiều Bằng khen cho các hoạt động đào tạo, NCKH, phong trào, đoàn thể của Trường (Trường ĐHSP TP. HCM, 2017).

2.1.1.1. Về cơ cấu tổ chức:

Trường hiện có: 22 khoa và 01 Tổ trực thuộc: Toán-Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Chính trị, Tâm lí học, Khoa học Giáo dục, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Đặc biệt, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Công nghệ Thông tin, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn và Tổ nữ công;

− 10 Trung tâm và Viện: Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Phát triển Kỹ năng sư phạm, Trung tâm Hàn Quốc học, Trung tâm Hợp tác và trao đổi văn hóa Việt Nhật, Trung tâm Tiếng Pháp Châu Á – Thái Bình Dương, Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An, Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa và Luyện thi Đại học, Trung tâm Khảo thí, Trung tâm Ứng dụng – Bồi dưỡng Tâm lí giáo dục và Viêṇ Nghiên cứu Giáo dục;

− 01 Trường Trung học Thực hành;

− 15 phòng, ban và tương đương: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học Công nghệ và Môi trường – Tạp chí khoa học, Phòng Sau đại học, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Hợp tác Quốc tế, Phòng Công tác Chính trị & Học sinh, Sinh viên, Phòng Quản trị – Thiết bị, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Phòng Công nghệ Thông tin, Phòng Thanh tra Đào tạo, Thư viện, Kí túc xá, Trạm Y tế, Nhà Xuất bản.

2.1.1.2. Về quy mô đào tạo

Trường hiện có: 25 chuyên ngành đào tạo trình độ ThS, 10 chuyên ngành đào tạo trình độ TS; 36 ngành đào tạo trình độ đại học, trong đó có 18 chuyên ngành sư phạm,17 chuyên ngành ngoài sư phạm và 01 chuyên ngành đào tạo cho người nước ngoài.

2.1.1.3. Về nguồn lực

− 06 cơ sở với tổng diện tích đất là 60,893.2 m2:

− 01 thư viện với 02 phòng đọc, 400 chỗ ngồi đọc, 45 máy tính, 76.279 nhan đề/200.565 bản sách, 1056 tên báo – tạp chí, 5414 tài liệu điện tử, 6728 cuốn luận văn, luận án.

− 64 phòng máy tính và phòng thực hành kỹ năng nghiệp vụ.

− Tính đến tháng 6 năm 2017, Trường có 849 cán bộ, viên chức trong đó có 518 giảng viên (01 GS và 29 PGS, 168 TS và TSKH, 289 ThS, 62 cử nhân) và 247 viên chức hành chính. Nguồn nhân lực của trường đảm bảo về số lượng và chất lượng. Trình độ của đội ngũ nhân lực của trường đảm bảo theo các yêu cầu tiêu chuẩn quy đổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nguồn nhân lực này đảm bảo phục vụ cho công tác đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học của trường. Số viên chức trong diện qui hoạch được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng về lí luận chính trị.

2.1.2. Sứ mạng, mục tiêu và nhiệm vụ của Trường ĐHSP TP. HCM

Trường ĐHSP TP. HCM là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam, đảm bảo có uy tín với trình độ và chất lượng cao về các sản phẩm đào tạo

nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực Khoa học cơ bản và Khoa học Giáo dục - Sư phạm.

Trường ĐHSP TP. HCM xác định 04 mục tiêu phát triển:

− Một trường đại học đa ngành, trọng điểm sư phạm với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến đáp ứng sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế; thành một trung tâm đào tạo Đại học và Sau Đại học chuẩn mực và có chất lượng cao nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy ở các tỉnh phía Nam;

− Một trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ tiên tiến, bao gồm cả khoa học xã hội – nhân văn và khoa học tự nhiên góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng của nền giáo dục quốc dân.

− Một môi trường mở về tri thức, gắn nghiên cứu khoa học và đào tạo với phục vụ cộng đồng, có quan hệ quốc tế rộng rãi, giữ vai trò nòng cốt và đầu tàu trong quan hệ với các trường sư phạm và cơ sở đào tạo giáo viên ở phía Nam.

− Một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện đại với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và trang thiết bị tiên tiến nhằm tạo ra môi trường sư phạm tốt nhất cho giảng dạy, học tập và sinh hoạt, đảm bảo áp dụng được những thành tựu và phương tiện mới vào đào tạo và nghiên cứu, góp phần xây dựng Trường ĐHSP TP. HCM thành một trong những trung tâm giáo dục có tính chất quốc tế của khu vực.

Nhiệm vụ của Trường ĐHSP TP. HCM:

− Đào tạo giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục có chất lượng cao cho tất cả các trường từ mẫu giáo tới trung học phổ thông, kể cả các trường giáo dục chuyên biệt.

− Đào tạo những người có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) chuẩn mực, chất lượng cao các ngành chuyên môn để bổ sung và tăng cường đội ngũ cán bộ của Trường, đồng thời cung cấp cán bộ nòng cốt và giảng viên cho các cơ quan nghiên cứu, quản lí giáo dục, các trường sư phạm và phổ thông cũng như góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội.

− Đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ và giáo viên các cấp nhằm tạo điều kiện cho các nhà quản lí giáo dục và những

người đang đứng lớp không ngừng nâng cao trình độ, tiếp cận được với những kinh nghiệm tiên tiến nhất trong việc tổ chức giảng dạy và học tập trong Nhà trường.

− Đa dạng hóa các hình thức và ngành nghề đào tạo nhằm phục vụ rộng rãi nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao của xã hội.

− Nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giảng dạy và chất lượng của hoạt động đào tạo, góp phần tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế – Xã hội – Văn hóa của đất nước, đặc biệt là của TP. HCM và các tỉnh phía Nam.

− Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết và thực tiễn của khoa học giáo dục và sư phạm nhằm góp phần xây dựng chính sách giáo dục của nhà nước để giải quyết các vấn đề do thực tế dạy và học ở địa phương đặt ra; chủ trì, tích cực tham gia việc xây dựng chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cấp học, bậc học.

− Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các Trường ĐHSP và các tổ chức nghiên cứu giáo dục hay khoa học nói chung của các nước trên thế giới nhằm trao đổi những kinh nghiệm tiên tiến về phát triển giáo dục.

− Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, đáp ứng việc áp dụng phương pháp dạy và học tiên tiến, nghiên cứu khoa học, cũng như những hoạt động khác của nhà trường (Trường ĐHSP TP. HCM, 2017).

2.2.Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Khách thể khảo sát 2.2.1. Khách thể khảo sát

Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này được lựa chọn ngẫu nhiên gồm 69 viên chức quản lí và 160 VCHC của Trường ĐHSP TP. HCM. Số lượng cụ thể về đối tượng để khảo sát ý kiến theo bảng 2.1:

Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu của đề tài

Giới CBQL Chuyên viên

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Nam 30 43.5 68 42.5

Nữ 39 56.5 92 57.5

Thông tin về mẫu tham gia khảo sát khảo sát:

a)Cán bộ quản lí

− Trình độ TS: 31 (44,9%); ThS: 38 (55,1 %);

− Thâm niên công tác: Từ 5-10 năm: 15 (22%); Từ 10-15 năm: 33 (48%); − Trên 15 năm: 21 (30%).

− Ngạch Giảng viên: 64 (92,8%); Chuyên viên chính: 5 (7,2%)

b)Viên chức hành chính:

− Trình độ ThS: 34 (21,25%); ĐH: 108 (67,5%); Khác: 18 (11,25%).

− Thâm niên công tác: Trên 5 năm: 49 (30,5%); Từ 5-10 năm: 69 (43%); Từ 10-15 năm: 26 (16,5%); Trên 15 năm: 16 (10%).

− Ngạch Chuyên viên: 151 (94,4%); Nhân viên: 5 (3,1%); Cán sự: 4 (2,5%).

2.2.2. Cách thức khảo sát thực trạng

Chúng tôi sử dụng hai mẫu bảng hỏi ứng với từng nhóm đối tượng khảo sát. Mẫu 1: Dành cho CBQL là BGH, Trưởng, Phó các Phòng, ban và Trưởng, Phó khoa (Phụ lục 1); Mẫu 2: Dành cho chuyên viên các phòng ban, khoa (Phụ lục 2).

Nội dung phiếu khảo sát về thực trạng chất lượng đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM; Khảo sát về thực trạng quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM; Các yếu tố hưởng hạn chế đến quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM. Cụ thể như sau:

− Câu 1 khảo sát mức độ đáp ứng yêu về chất lượng của VCHC có 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu và người trả lời chỉ được trả lời 1 mức độ duy nhất.

− Câu 2 khảo sát các nội dung quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM với 4 mức độ: Rất thường xuyên, Thương xuyên, Ít thường xuyên, Không thực hiện và người trả lời chỉ được chọn 1 mức độ duy nhất.

− Câu 3 khảo sát các đối tượng về các yếu tố ảnh hưởng hạn chế đến việc quản lí đội ngũ VCHC tại Trường với 4 mức độ: Rất nhiều, Nhiều, Ít, Không ảnh hưởng và người trả lời cũng chỉ được trả lời 1 mức độ duy nhất.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 05 CBQL, 04 chuyên viên các nội dung chính liên quan đến đề tài (Phụ lục 4). Nội dung bao gồm 9 câu hỏi phỏng vấn dành cho cả 2 đối đối tượng CBQL và VCHC.

− Câu 1 và 2: Nội dung hỏi sâu về số lượng, năng lực, phẩm chất của VCHC Trường ĐHSP TP. HCM.

− Câu 3 đến câu 8: Nội dung câu hỏi tập trung vào các nội dung quản lí như lập kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, công tác đánh giá và chế độ tiền lương đối với VCHC.

2.2.3. Cách thức xử lí số liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 22 (Statiscal Package for the Social Sciences). Thang đo của bảng hỏi được thiết kế với 4 mức giá trị tương ứng với các mức độ thực hiện các nội dung, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp.

Bảng 2.2. Mô tả cách tính điểm của phiếu hỏi

Điểm trung bình Câu 1 Câu 2 Câu 3

3,28 -> 4.0 Tốt Rất thường xuyên Rất nhiều

2,52 -> 3,27 Khá Thường xuyên Nhiều

1,76 -> 2,51 Trung bình Ít thường xuyên Ít

1,0 -> 1.75 Yếu Không thực hiện Không

Các ký hiệu và chữ viết tắt: (X: giá trị trung bình của CBQL; Y: giá trị trung

bình của VCHC; ĐTB: Điểm trung bình; TH: Thứ hạng; ĐLC: Độ lệch chuẩn).

2.3.Thực trạng đội ngũ viên chức hành chính ở Trường ĐHSP TP. HCM 2.3.1. Thực trạng về số lượng VCHC 2.3.1. Thực trạng về số lượng VCHC

Bảng 2.3. Thống kê số lượng viên chức hành chính của Trường theo trình độ

STT Đơn vị TS ThS ĐH CĐ TC SC Tổng

số

1 Các phòng, ban chức

năng trong trường 1 37 82 4 8 3 135

2

Các viện, Trung tâm trực thuộc trường, Trường THTH

1 16 21 3 5 12 58

3 Các khoa 0 14 43 2 0 59

Tổng cộng 2 67 146 9 13 15 252

Theo Bảng 2.3. hiện tại Trường ĐHSP TP.HCM có tổng số 252 VCHC. Trong đó, số lượng TS: 02, ThS: 67, ĐH: 146, CĐ: 9, TC: 13 và số chuyên viên có trình độ SC là 15. Số lượng VCHC chiếm khoảng 33% tổng số viên chức của Trường và hiện nay Trường có đủ số lượng VCHC để đáp ứng được khối lượng công việc của từng đơn vị trong nhà trường và đáp ứng cho hoạt động đào tạo, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, học viên và sinh viên trong toàn trường. Đội ngũ VCHC của Trường có trên 85% tốt nghiệp đại học trở lên và đáp ứng yêu cầu công việc. Theo ý kiến trao đổi với CBQL 5 cho rằng: “Với số lượng VCHC của Trường

như hiện nay, Trường chúng tôi đủ nhân lực để đáp ứng như cầu công việc của các đơn vị. Chúng tôi luôn có kế hoạch tuyển dụng từ đầu năm hoặc căn cứ vào số lượng VCHC nghỉ hưu để gửi công văn về các đơn vị có nhu cầu bổ sung VCHC để tiến hành tuyển dụng. Số lượng VCHC được tuyển dụng theo qui định là không quá 20% so với giảng viên”.

2.3.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ VCHC

Bảng 2.4. Thống kê VCHC của Trường theo độ tuổi và giới tính TT Độ tuổi Giới tính TS ThS ĐH CĐ TC SC Tổng Tỉ lệ % Tỉ lệ % 1 Trên 55 tuổi Nam - 4 2 - 2 2 10 4% 4% Nữ - - - 0%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)